5 tháng đầu năm, Thế giới Di động đóng 11 cửa hàng điện thoại

Hơn một năm qua, tổng số cửa hàng  Thế giới Di động trong chuỗi thegioididong.com phải đóng cửa lên tới con số 51, bao gồm 11 địa chỉ vừa cắt giảm từ đầu năm nay.
 

Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động - MWG cho biết tính đến cuối tháng 4, công ty này đang vận hành và quản lý tổng cộng 2.324 cửa hàng với 3 chuỗi thegioididong.com, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh.
Liên tiếp cắt giảm cửa hàng điện thoại
Trong số cửa hàng và công ty đang vận hành này, chuỗi thegioididong.com vẫn dẫn đầu về số lượng khi có tới 1.021 cửa hàng, trong khi chuỗi Điện máy Xanh là 791 cửa hàng và Bách hóa Xanh là 512 cửa hàng.
Như vậy, chỉ trong tháng 4, chuỗi Điện máy Xanh đã tăng thêm 17 cửa hàng thông qua việc mở mới, và chuyển đổi từ chuỗi thegioididong.com. Còn chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh thậm chí đã tăng thêm tới 43 cửa hàng trong tháng 4.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất chính là việc Thế giới Di động tiếp tục cắt giảm số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com.
Trong tháng 4, ban lãnh đạo công ty đã cắt giảm 2 cửa hàng trong chuỗi này, nâng tổng số cửa hàng điện thoại phải đóng cửa từ đầu lên con số 11.
Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay, đã có tới 51 cửa hàng điện thoại bị Thế giới Di động đóng cửa.
5 thang dau nam, The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai
 
Điều này chưa từng xảy ra trước năm 2018 vì những năm trước đó, thegioididong.com luôn là động lực tăng trưởng chính của công ty và mang về nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.
Cùng với việc liên tiếp đóng các cửa hàng điện thoại, tỷ trọng doanh thu của chuỗi này cũng giảm đáng kể. Các cửa hàng điện thoại chỉ mang về 34% trong tổng số 34.122 tỷ đồng doanh thu 4 tháng từ đầu năm, tương đương 11.600 tỷ đồng. Trong khi, chuỗi Điện máy Xanh với số cửa hàng ít hơn rất nhiều lại mang về tới hơn 20.200 tỷ đồng, tương đương 59,2%.
Đà cắt giảm số cửa hàng cũng khiến tỷ trọng đóng góp doanh thu của chuỗi này cũng liên tục sụt giảm.
Ngành hàng điện thoại đã hết thời?
Cắt giảm lượng lớn số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Thế giới Di động từ bỏ ngành hàng điện thoại tại các cửa hàng kinh doanh này.
Thực chất, việc chuyển đổi mô hình từ thegioididong.com sang Điện máy Xanh vẫn giữ lại mảng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay… kinh doanh bên trong hệ thống Điện máy Xanh.
5 thang dau nam, The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai-Hinh-2
 100% cửa hàng Điện máy Xanh hiện nay đều bán các sản phẩm trong chuỗi thegioididong.com. Ảnh: Getty Images.
Trong khi các cửa hàng thegioididong.com không bán các sản phẩm của Điện máy Xanh thì toàn bộ cửa hàng trong chuỗi Điện máy Xanh đều bán tất cả sản phẩm của thegioididong.com.
Vì vậy, Thế giới Di động hiện có tới 1.812 cửa hàng bán các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo. Con số này bằng số cửa hàng của 2 chuỗi thegioididong.com và Điện máy Xanh gộp lại.
Như vậy, gần như toàn bộ cửa hàng thuộc chuỗi thegioididong.com đóng cửa thời gian qua đều là thực hiện chuyển đổi mô hình.
Thực tế, ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo vẫn đang là ngành mang lại nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.
Trong 4 tháng đầu năm, các sản phẩm này mang về tới 15.900 tỷ đồng doanh thu, chiếm 46,6% tổng doanh thu trong kỳ, cao hơn so với mức đóng góp 15.535 tỷ (42,6%) của ngành hàng điện lạnh, gia dụng tại các cửa hàng Điện máy Xanh.
Như vậy, có khoảng gần 4.700 tỷ doanh thu từ các sản phẩm điện thoại nhưng được bán tại các cửa hàng Điện máy Xanh, đẩy doanh thu của chuỗi điện máy tăng trưởng nhanh.
Tương tự năm 2018, cũng có tới 15.584 tỷ đồng doanh thu từ các sản phẩm điện thoại. Điểm khác biệt là các sản phẩm này được bán tại các cửa hàng điện máy.
Như vậy, nếu tính số cửa hàng và tỷ trọng doanh thu theo chuỗi thì thegioididong.com đang giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu tính theo nhóm sản phẩm thì điện thoại vẫn đang là mảng chủ lực của Thế giới Di động, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.
Vẫn là nguồn thu chính của Thế giới Di động nhưng ngành hàng điện thoại cũng đang bị nhóm sản phẩm điện máy bán đuổi rất nhanh.
Năm 2018, hàng điện máy mới mang về cho công ty 37% tổng doanh thu, trong khi điện thoại lên tới 53%, thì trong 4 tháng từ đầu năm 2019, tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm điện máy đã là 42,6%, còn điện thoại giảm về 46,6%.
Nhiều khả năng, ngay trong năm nay, ngành hàng điện máy sẽ vượt mặt các sản phẩm điện thoại để trở thành nguồn thu chính của Thế giới Di động.
Trong báo cáo mới đây, ban lãnh đạo Thế giới Di động cũng cho biết nhờ bối cảnh đỉnh điểm mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 4, nên số lượng sản phẩm máy lạnh, quạt điều hoà mà công ty bán ra đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ trong tháng 4, các cửa hàng đã bán tổng cộng gần 200.000 bộ máy lạnh, doanh số kỷ lục từ trước đến nay, và bằng tới một nửa tổng số lượng bán ra của sản phẩm này trong cả năm 2018.
*) Tittle do Kiến Thức biên tập lại

Thế Giới Di Động sắp thâu tóm chuỗi điện máy Trần Anh?

"Con mồi" của Thế Giới Di Động trong vụ thâu tóm sắp diễn ra được nhiều nguồn tin khẳng định chính là chuỗi điện máy hàng đầu phía Bắc - Trần Anh.

Liên quan đến thông tin Thế Giới Di Động thâu tóm Trần Anh, một nguồn tin cho biết ngày 20/8, Trần Anh sẽ tổ chức đại hội cổ đông, và việc chuyển nhượng là một trong các nội dung được nêu ra.

Ông chủ đang "hot" của Thế Giới Di Động giàu cỡ nào?

(Kiến Thức) - Việc phân phối Bphone 2017 và tin đồn thâu tóm chuỗi điện máy Trần Anh đang khiến cho tên tuổi ông chủ Nguyễn Đức Tài của Thế Giới Di Động đang rất "hot".

Tuy nhiên, trước đó, sự tăng trưởng thần tốc của Thế Giới Di Động cũng là một câu chuyện ly kỳ.

Năm 2004, ông Nguyễn Đức Tài góp 700 triệu đồng để thành lập Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động (MWG). Từ cửa hàng đầu tiên tại 89A Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), sau khoảng thời gian 13 năm, Thế Giới Di Động đã sở hữu gần 1000 siêu thị.

Ong chu dang "hot" cua The Gioi Di Dong giau co nao?
Thương hiệu Thế Giới Di Động đang sở hữu gần 1000 siêu thị trên toàn quốc. Ảnh ICT News.

Ngoài sự tăng trưởng vượt bậc của thương hiệu Thế Giới Di Động, ông Tài và những cộng sự của mình cũng rất thành công với chuỗi siêu thị Điện máy Xanh. Riêng trong năm 2016, Điện máy Xanh đã mở thêm tới 142 siêu thị mới. Tổng cộng cả 2 hệ thống bán lẻ điện thoại mà điện máy, ông Tài và các cộng sự đang nắm giữ trong tay gần 1200 siêu thị, vươn lên trở thành một trong 3 công ty hàng đầu Việt Nam về bán lẻ thiết bị gia dụng và điện tử, giá trị thương hiệu ước đạt hơn 1 tỷ USD.

Cùng với sự phát triển thần tốc về quy mô doanh nghiệp, cổ phiếu của Thế Giới Di Động cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từ mức hơn 80 nghìn đồng thời điểm lên sàn (2014), cổ phiếu của doanh nghiệp này đã tăng lên mức gần 110 nghìn đồng vào thời điểm hiện nay.

Những ngày đầu, ông Nguyễn Đức Tài đã nắm giữ vai trò đầu tàu, chèo lái con tàu Thế Giới Di Động. Ông Tài là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh, từ duyệt mặt bằng, đàm phán với nhà cung cấp, tuyển dụng cho đến quyết định giá cả bán ra.

Hiện tại, vai trò CEO đã được ông Tài chuyển giao cho ông Trần Kinh Doanh nhưng ông Tài vẫn là cổ đông lớn nhất sở hữu cổ phiếu MWG với hơn 38 triệu cổ phiếu, chiếm gần 13% sở hữu, tương đương hơn 3.800 tỷ đồng.

Với khối tài sản hiện có, ông Nguyễn Đức Tài đã vượt qua một đại gia khác là ông Đoàn Nguyên Đức để vươn lên đứng ở vị trí người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán.

Ong chu dang "hot" cua The Gioi Di Dong giau co nao?-Hinh-2
Ông Nguyễn Đức Tài, người giàu thứ 4 sàn chứng khoán. Ảnh: VTC News.

Những cộng sự của ông Tài từ khi khi khởi nghiệp là các ông Trần Lê Quân, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng cũng đều trở thành những triệu phú đô la nếu quy đổi số cổ phiếu đang nắm giữ ra tiền.

Ông Trần Kinh Doanh, CEO hiện thời của Thế Giới Di Động cũng đang nắm giữ 1 triệu cổ phiếu công ty, tương đương 98,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng thần tốc của Thế Giới Di Động cũng như tài sản cá nhân dường như vẫn chưa làm hài lòng ông Nguyễn Đức Tài và các cộng sự.

Gần đây, xuất hiện rất nhiều tin đồng về việc Thế Giới Di Động sẽ thâu tóm thương hiệu điện máy Trần Anh để tiếp tục mở rộng thị phần của mình. Tin đồn đó đang ngày càng có cơ sở khi ngày 20/8, tới đây Trần Anh sẽ tổ chức đại hội cổ đông, và việc chuyển nhượng là một trong các nội dung sẽ được nêu ra. Trước đó, trên báo chí, ông Nguyễn Đức Tài cũng cho biết đang chuẩn bị gửi thư cho cổ đông xin ý kiến duyệt số tiền 2.500 tỷ đồng chốt việc mua lại các chuỗi điện máy và dược phẩm.

Cùng với tin đồn về việc thâu tóm Trần Anh, việc trở thành nhà phân phối sản phẩm Bphone 2017 của Bkav cũng đang khiến Thế Giới Di Động được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Thế nhưng, ngay trong ngày sản phẩm Bphone 2017 ra mắt (8/8), cổ phiếu của Thế Giới Di Động đã giảm 2% và đang được giao dịch ở mức 107 nghìn đồng/cổ phiếu.

Tin mới