Cô Trương, người Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) từ khi còn nhỏ đã hơi béo. Sau khi bước sang tuổi 30, lượng mỡ ở bụng tăng lên đáng kể, mấy tháng gần đây cô cảm thấy bụng chướng, tiêu hóa không tốt, thử uống viên enzyme hỗ trợ tiêu hóa tại nhà để giải quyết tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa, cũng đã đến phòng khám để điều trị và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không cải thiện.
Không còn cách nào khác, cô Trương đi khám tại bệnh viện lớn, thực hiện một loạt các kiểm tra khác nhau. Kết quả chụp cộng hưởng từ vùng bụng cho thấy khoang chậu bị đầy hơi, trong buồng trứng có một khối u rất lớn, đường kính tối đa khoảng 24 cm, gây ra sự đẩy mạnh của các cơ quan trong ổ bụng và một lượng nhỏ cổ trướng, chẩn đoán là ung thư buồng trứng.
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Trần của Bệnh viện Quản lý Y tế, người phụ trách điều trị cho cô Trương cho biết, ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến, cần lưu ý rằng ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, khi đã có triệu chứng thì hầu hết đều đã phát triển đến giai đoạn muộn và có thể di căn.
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
1 - Chướng bụng
2 - Buồn nôn, nôn
3. Đầy hơi
4. Đau bụng
5. Cảm giác khó tiêu.
Bởi vì hầu hết các triệu chứng dễ bị nhầm tưởng rằng là bệnh về đường tiêu hóa nên việc không tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ làm chậm cơ hội điều trị.
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Trần giải thích thêm rằng béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Ngoài ra, nếu bạn có kinh lần đầu quá sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), bị vô sinh, chưa từng sinh con, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc có u nang trên buồng trứng, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường.
Nhắc nhở mọi người, vì hầu hết bệnh ung thư buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên việc phát hiện sớm và điều trị sớm là cách quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tử vong.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác?