6 dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng

Hạ sốt, thân nhiệt giảm là dấu hiệu cần lưu ý vì không chắc người bệnh sốt xuất huyết đã qua giai đoạn nguy hiểm.

6 dau hieu canh bao sot xuat huyet tro nang
Nhiều người thường gãi vì ngứa khi bị muỗi đốt nhưng điều này càng khiến vết đốt dễ sưng hơn. Ảnh: Healthily. 
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và thậm chí gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 quốc gia có bệnh dịch lưu hành, tức gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng như cúm, kéo dài 2-7 ngày, xảy ra sau 4-10 ngày bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao (có thể từ 39 đến 40 độ C) và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, đau hốc mắt, buồn nôn hoặc nôn, nổi hạch, đau cơ xương khớp, phát ban.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, thân nhiệt sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới 6 dấu hiệu cảnh báo gồm: Đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, bồn chồn. Đây có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng.
Khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bệnh có thể gây ra biến chứng gồm thất thoát huyết tương, dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp. Một biến chứng khác của bệnh là gây chảy máu nặng dẫn đến tổn thương tạng.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết Dengue. Vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Khi sốt cao, bệnh nhân có thể uống paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp. Ngoài ra, tuyệt đối không nên uống các loại thuốc aspirin và ibuprofen vì 2 loại này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, khiến bệnh nặng hơn.

Bùng phát dịch sốt xuất huyết: Dấu hiệu cần nhập viện

Theo thống kê, từ đầu năm, cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 108 ca tử vong. So với cùng kì năm 2021, số mắc tăng gần 5 lần, số tử vong sốt xuất huyết tăng 87 trường hợp.

Số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ở Hà Nội tăng rất nhanh trong tháng qua, đã có 12 ca tử vong. Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cảnh báo đỉnh dịch sẽ đạt vào trung tuần tháng 11. PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, theo chu kì 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch SXH lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tháng 8, số bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 người, nhưng con số này tăng lên 160 vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250 ca.

Thông tin tại hội nghị y tế dự phòng 9 tháng đầu năm do Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức cho thấy, đến ngày 23/10, thành phố ghi nhận 8.481 ca mắc SXH tăng hơn 3 lần so với cùng kì năm 2021. Tất cả các quận, huyện, thị xã và 92% xã, phường, thị trấn ở Hà Nội đều ghi nhận ca bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân tập trung tại một số quận, huyện vùng ven như: Đan Phượng (hơn 950 ca mắc), Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì.

Nhiều người kiêng trứng khi bị sốt xuất huyết, điều này đúng không?

Trứng là thực phẩm quen thuộc rất giàu protein, vậy người bệnh sốt xuất huyết có nên ăn trứng không và ăn thế nào là hợp lý?

Người bị sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm (protein) cao hơn bình thường để bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong lúc mắc bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể. Trứng là thực phẩm quen thuộc rất giàu protein, vậy người bệnh sốt xuất huyết có nên ăn trứng không và ăn thế nào là hợp lý?

1. Ăn trứng có lợi gì cho sức khỏe?

Tin mới