Một câu chuyện được người dân địa phương lưu truyền có liên quan tới lời nguyền này đã từng được kiểm chứng và chứng minh là có thật. Cách đây rất lâu rồi, có một người đàn ông muốn dịch chuyển hòn đá để có thêm đất canh tác. Anh ta chất đống củi xung quanh để đun nóng, sau đó dội nước để làm vỡ hòn đá.
Tuy nhiên, không khí lúc đó cực kỳ lặng gió. Anh ta chỉ vừa kịp châm lửa thì một cơn gió đột nhiên xuất hiện chuyển hướng ngọn lửa khiến cho tóc của người đàn ông bốc cháy. Anh ta lăn lộn trên mặt đất để dập tắt lửa, nhưng nó đã lan ra quần áo và người đàn ông tội nghiệp đã chết trong đau đớn tột cùng.
2. Lời nguyền Bambino
Lời nguyền Bambino ám chỉ đến chuỗi đen đủi mà đội bóng chày Boston Red Sox phải hứng chịu sau khi chuyển nhượng cầu thủ Babe Ruth cho đội New York Yankees vào năm 1920.
Cho đến lúc đó, NY Yankees chưa bao giờ giành được giải World Series, họ hi vọng Ruth sẽ thay đổi vận mệnh cho đội và anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sau khi chuyển nhượng, Boston Red Sox chẳng giành lấy được một danh hiệu World Series nào nữa mãi cho đến năm 2004.
Trong thời gian diễn ra trận đấu phá bỏ lời nguyền, hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử World Series. Chiến thắng năm 2004 thậm chí còn kịch tính hơn khi đó là cuộc đối đầu giữa Boston Red Sox với New York Yankees.
3. Lời nguyền Tippecanoe
Vào năm 1840, William Henry Harrison lên nắm chức tổng thống Mỹ với khẩu hiệu “Tippecanoe và Tyler Too” (ám chỉ việc ông tham gia vào Trận chiến Tippecanoe năm 1811). Một năm sau, W Harrison qua đời. Kể từ đó cho đến khi Ronald Reagan lên nắm quyền năm 1980, mỗi tổng thống được bầu lên đều ra đi khi vẫn đang ở trong nhiệm kỳ của mình.
Dưới đây là năm mất và nguyên nhân cái chết của các vị tổng thống: 1840 (W Harrison - chết tự nhiên), 1860 (Lincoln - bị bắn chết), 1880 (Garfield - bị bắn chết), 1900 (McKinley - bị bắn chết), 1920 (Harding - chết tự nhiên), 1940 (F Roosevelt - chết tự nhiên) and 1960 (Kennedy - bị bắn chết).
Một điều thú vị là nếu âm mưu ám sát nhắm vào Reagan thành công, thì ông cũng đã chết trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
4. Lời nguyền của Tutankhamen
Nguyên nhân chính xác của cái chết không rõ, có giả thuyết cho rằng ông bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Người ta nói rằng khi ông qua đời, Cairo bị mất điện trong chốc lát và tất cả những ngọn lửa đang cháy ở đây đều vụt tắt.
Con trai của Carnarvon có ghi chép lại rằng tại biệt thự của ông ở Anh, con chó mà ông Carnarvon yêu quý bỗng nhiên tru lên và lăn ra chết. Còn lạ lùng hơn khi xác ướp của Tutankhamun được mở lớp vải quấn quanh người, người ta phát hiện ra Tutankhamun có một vết thương trên má trái ở vị trí chính xác vết côn trùng cắn Carnarvon dẫn đến cái chết của ông.
Năm 1929, 11 người có liên quan tới ngôi mộ đều đột tử vì những nguyên nhân kỳ lạ. Trong đó có 2 người họ hàng của Carnarvon, thư ký riêng của nhà khảo cổ học Howard Carter là Richard Bethell và cha của Bethell, Huân tước Westbury.
Westbury chết do nhảy xuống một tòa nhà. Ông để lại một tờ giấy có ghi “Ta thực sự không thể chịu nổi bất kỳ sự hãi hùng nào nữa và gần như không hiểu được sẽ tạo ra điều tốt đẹp gì ở đây, vì vậy ta tự tạo lối thoát cho mình”.
5. Lời nguyền từ chiếc Porsche của James Dean
Vào lúc 5h45 phút chiều ngày 30/9/1955, ngôi sao điện ảnh James Dean bỏ mạng trong một tai nạn ô tô khi chiếc xe Porsche Spyder mới (có biệt danh “Kẻ đáng nguyền rủa”) của anh lao đầu vào một chiếc xe khác.
Rolf Wutherich, anh bạn thợ cơ khí của Dean khi đó cũng ngồi cùng ngôi sao trên ghế trước, đã bị văng ra khỏi chiếc xe nhưng may mắn sống sót, còn Dean mắc kẹt ở trong và bị gẫy cổ. Donald Turnupseed, người lái chiếc xe ngược chiều chỉ bị thương nhẹ.
Sau thảm kịch, một người chuyên "mông má" xe có tên George Barris mua “con xế” rúm ró về với giá 2.500 USD. Khi vừa về đến ga-ra của Barris, chiếc Porsche trượt ra và rơi xuống một thợ cơ khí khiến anh này gẫy cả 2 chân.
Trong khi Barris có những linh cảm không hay về chiếc xe khi mới nhìn thấy nó lần đầu tiên, sự nghi ngờ của ông đã được khẳng định trong cuộc đua tại Hội chợ Pomona vào ngày 24/10/1956.
2 bác sĩ Troy McHenry và William Eschrid, đang đua bằng 2 chiếc xe có các bộ phận lấy từ “Kẻ đáng nguyền rủa” đều gặp xúi quẩy: McHenry chết khi chiếc ô tô bị mất kiểm soát và đâm sầm vào một cái cây, ô tô của Eschrid bị lật úp xuống.
Eschrid sống sót dù bị thương nặng, cho biết chiếc xe bỗng nhiên hãm lại khi ông đi vào đoạn đường vòng. Sau đó, chiếc ô tô của Eschrid liên tiếp gặp tai nạn cho đến năm 1960 thì nó biến mất.
6. Lời nguyền Siêu nhân
Nói đến lời nguyền của Siêu nhân người ta thường nhắc tới những tai ương xảy ra với những người có liên quan đến câu chuyện Siêu nhân trong quãng thời gian gần 100 năm qua.
Có lẽ George Reeves và Christopher Reeve - diễn viên trong loạt phim truyền hình và điện ảnh Siêu nhân đầu tiên - là 2 người nổi tiếng nhất trong số những người vướng phải lời nguyền.
George Reeves tự tử còn Christopher Reeve bị liệt sau khi ngã ngựa. Các nạn nhân khác có Jerry Siegel và họa sĩ Joe Shuster, 2 người đã sáng tạo ra nhân vật nhưng thu được rất ít tiền bởi công ty DC Comics nắm tất cả bản quyền.
Một số người nói rằng Jerry và Joe đã áp đặt lời nguyền lên nhân vật viễn tưởng này bởi họ cho rằng mình bị đối xử bất công so với công sức bỏ ra.
Thậm chí có lời đồn rằng John F Kennedy là nạn nhân của lời nguyền vì không lâu trước cái chết của ông, nhân viên của tổng thống đã phê chuẩn cho xuất bản một cậu chuyện Siêu nhân (trong đó người hùng “khoe” tham vọng có được thân hình của tổng thống) vào tháng 4/1964.
Do khiếp sợ trước lời nguyền này, rất nhiều diễn viên đã từ chối đóng vai Siêu nhân trong những bộ phim phiên bản mới nhất. Paul Walker (nằm trong danh sách 10 diễn viên tồi tệ nhất) là một trong số các diễn viên không hề hấn gì, nhưng Paul đã giết chết nhân vật anh đóng hơn là bị Siêu nhân làm cho điêu đứng.