Xem toàn bộ ảnh
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng dùng điều hòa để phòng viêm mũi họng cho bé. Không khí khô chính là nguyên nhân chính gây khô và viêm mũi. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp mũi của trẻ không còn bị khô và hoạt động tốt hơn. |
Cho trẻ uống đủ nước. Nước là một trong những nguồn cung cấp dưỡng ẩm tốt cho cơ thể vào thời tiết hanh khô, se lạnh. Các mô trong cơ thể khô do sự suy giảm, thiếu hụt chất lỏng. Việc bổ sung lượng nước mỗi ngày sẽ giúp cho mô mũi của bạn hoạt động hiêu quả hơn, tránh cho trẻ không bị viêm mũi. |
Sử dụng dầu dừa. Dầu dừa luôn được mọi người ưa chuộng bởi khả năng dưỡng ẩm hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa lượng dầu dừa vừa phải vào vùng lỗ mũi trẻ, giúp mũi thông thoáng và mềm mịn hơn. |
Dầu mè. Mũi khô và viêm đi kèm với đau và ngứa, bạn có thể sử dụng dầu mè trộn với tinh dầu hoa cúc để thoát khỏi tình trạng này. |
Xịt nước muối loãng. Đây là một trong những mẹo trị chứng viêm mũi rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đầy bất ngờ cho bạn. Bạn có thể tự chế nước muối và xịt tại nhà để cải thiện tình trạng nghẹt mũi và khô mũi cho bé. |
Chú ý vệ sinh vùng mũi. Mũi là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bên ngoài như: vi khuẩn, khí độc, bụi bẩn... Để bảo vệ sinh khỏe của trẻ và ngăn ngừa tình trạng khô mũi và một số bệnh về mũi thì vào mỗi buổi sáng, tối trước khi đi ngủ, bạn cần vệ sinh vùng mũi cho trẻ một cách kĩ càng và cẩn thận. |
Ngăn thói quen ngoái mũi ở trẻ. Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. |