6 thói quen trước khi ngủ rất tốt cho cơ thể, không lo lão hóa

Những thói quen dưới đây đều lành mạnh và rất tốt cho cơ thể, chính vì thế chúng ta nên thường xuyên duy trì mỗi ngày trước khi đi ngủ nhé.

Rửa sạch mặt và đánh răng

Bạn có biết rằng, việc đánh răng trước khi đi ngủ tốt và quan trọng hơn cả đánh răng vào buổi sáng, giúp làm sạch răng miệng, ngủ ngon hơn.

Đặc biệt, chúng ta cũng nên tẩy trang và rửa mặt kỹ trước khi ngủ. Điều này giúp làm sạch lỗ chân lông, khô thoáng làn da, nhất là sau khi xem TV vì những tia bức xạ rất có hại cho làn da, điều này giúp da sạch sẽ, giúp giấc ngủ được thư giãn.

6 thoi quen truoc khi ngu rat tot cho co the, khong lo lao hoa

Mát xa da đầu và tóc

Chúng ta nên rèn luyện thói quen mát xa da đầu và tóc mỗi tối trước khi đi ngủ, nhất là chị em phụ nữ.

Khi dùng ngón tay vuốt ngược tóc, làm nóng da đầu để giúp máu lưu thông, cải thiện trí nhớ và loại bỏ những mệt mỏi, căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.

Chưa kể, việc mát xa tóc còn giúp bảo vệ tóc, làm giảm rụng tóc rất hiệu quả.

Thiền và đi bộ khoảng 10 - 20 phút

Thiền và đi bộ là 2 thói quen tốt mà bất cứ ai cũng nên tập luyện và duy trì.

Mỗi ngày chỉ cần khoảng 10 - 20 phút thiền hoặc đi bộ sẽ giúp cơ thể dẻo dai, đồng thời giúp bề mặt da được lưu thông, giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn.

Uống một ly sữa với mật ong

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên uống một ly sữa nóng mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ sâu giấc hơn.

Ngoài ra, mật ong giúp giữ cân bằng lượng đường trong máu, trong suốt giấc ngủ và sau khi thức dậy.

6 thoi quen truoc khi ngu rat tot cho co the, khong lo lao hoa-Hinh-2

Luôn để cửa sổ thông gió

Ở trong phòng ngủ nên giữ cho không khí trong lành, thông thoáng. Nếu bật điều hòa, nên để kèm cả quạt cho không khí trong phòng được lưu thông.

Buổi sáng lúc thức dậy cần mở toang cửa sổ, khi ngủ không nên trùm chăn kín đầu.

Ngâm chân nước nóng

Bàn chân con người có chứa tới hơn 60 huyệt và dây thần kinh. Đặc biệt vào mùa đông, các mạch máu lưu thông chậm hơn, nên việc ngâm chân nước nóng sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, sự trao đổi chất tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân là 40 - 50 độ C.

10 thói quen "ăn vào máu" hủy hoại sức khỏe, rước bệnh vào người

Những thói quen tưởng chừng vô hại lại ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sức khỏe, nhưng dù biết hại vẫn ít người bỏ được.

1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước: Theo Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ, khi xả nước sẽ khiến những vi khuẩn siêu nhỏ cùng phân, nước tiểu bay lẫn vào không khí. Nếu bạn không đóng nắp bồn cầu, vi khuẩn có thể làm nhiễm bẩn tay, bề mặt phòng tắm và thậm chí các vật như bàn chải đánh răng.

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Những thói quen dưới đây được chúng ta thường xuyên thực hiện vì nghĩ rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe

Rửa tay bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn sạch sẽ hơn. Nhưng thực tế theo một số nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ của nước không ảnh hưởng đến quá trình diệt trừ vi khuẩn như ta nhầm tưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian chúng ta rửa tay mới là yếu tố quyết định việc loại bỏ vi khuẩn có hiệu quả hay không. Thời gian lý tưởng để loại bỏ vi khuẩn triệt để là từ 25-30 giây.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay quá thường xuyên bằng nước nóng có thể gây kích ứng, ngứa rát da và tăng nguy cơ viêm da.

Sử dụng máy sấy tay

Máy sấy khô là một thiết bị khá phổ biến ở những nơi công cộng. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng vệ sinh vì không ai đụng tay vào.

Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai
 
Thực chất, theo đường khí thổi ra từ máy có rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và thậm chí là phổi. Cách tốt hơn để làm khô tay nơi công cộng là sử dụng khăn giấy.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa
Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn này bám lại bồn rửa, nơi bạn thường vệ sinh rau củ, thịt, cá… Bạn nên thường xuyên rửa bồn không chỉ sau khi rửa bát mà còn sau khi vệ sinh các loại thực phẩm tươi sống.
Tái sử dụng những túi đựng đồ ăn
Bạn có lẽ sẽ thắc mắc vì sao thói quen này lại không an toàn. Đồ ăn, nhất là đồ ăn sống, mua từ chợ có thể chứa vi khuẩn trước khi được rửa sạch. Đó là lý do bạn không nên dùng lại những túi ni lông đựng thức ăn trước chế biến vì vẫn còn vi khuẩn bám lại trong túi.
Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai-Hinh-2
 

Thái thịt và rau chung một chiếc thớt

Hành động này tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn chéo giữa 2 loại thực phẩm. Nước từ rau và thịt rỉ ra ngấm vào thớt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, rau củ và thịt cá cần được chế biến trên những chiếc thớt khác nhau.

Uống cà phê từ máy pha chế nơi công sở

Phần chứa nước bên trong máy có thể chứa nhiều vi khuẩn, không chỉ là miệng vòi. Hãy nhắc người phụ trách vệ sinh chiếc máy này trong công ty nên vệ sinh bằng giấm ăn. Nếu không, thường xuyên rửa kĩ với nước hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn tích tụ lâu này và sinh trưởng.

Trữ quần áo mùa đông trong túi giặt là một thời gian dài

Khi trời vừa hết lạnh, ta thường có xu hướng cất quần áo mùa đông vào túi giặt là để chờ mang đi giặt qua một thời gian dài. Điều mà chúng ta không để ý là những quần áo này từng tiếp xúc với mũi và miệng của chúng ta trong mùa đông. Nên dự trữ và mang đi giặt sau mỗi 2 tuần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Để thịt cá đông lạnh trong bếp chờ tan đá là một thói quen thường thấy ở hầu hết các nơi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị sản phẩm, đồng thời vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng ta được khuyến khích đặt những thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát có nhiệt độ thấp hơn để chờ đông, tuy tốn nhiều thời gian nhưng vệ sinh hơn cách thông thường.

Tin mới