65 năm Báo KH&ĐS đồng hành cùng nhà khoa học và doanh nhân

TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), khẳng định, suốt chặng đường dài 65 năm phát triển, Báo Khoa học và Đời sống luôn đồng hành cùng nhà khoa học và doanh nhân.

Khẳng định thương hiệu từ tên tuổi nhà khoa học
Tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Báo Khoa học và Đời sống (tiền thân là Báo Khoa học Thường thức), nay là ấn phẩm Khoa học và Đời sống thuộc Báo Tri thức và Cuộc sống, thưa Chủ tịch Phan Xuân Dũng?
65 nam Bao KH&DS dong hanh cung nha khoa hoc va doanh nhan
 TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Ảnh: Mai Loan.
Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Tại đây, Bác dặn dò: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho Chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho những trí thức trong việc phổ biến khoa học: “Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu và làm được. Sau khi đã phổ biến, ta phải theo dõi, giúp đỡ quần chúng học tập và áp dụng cho tốt. Nếu chỉ phổ biến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâm theo dõi họ thực hiện được hay không, kết quả tốt hay xấu, như vậy là thiếu tinh thần trách nhiệm”.
Người khẳng định, Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta đặc biệt đặt nhiều hy vọng vào Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, mong các nhà khoa học “cố gắng thi đua làm trọn nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện mình thành những chiến sĩ xuất sắc trong công việc phổ biến khoa học, kỹ thuật”.
Hơn 60 năm qua, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam cho hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà, đặc biệt với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Báo Khoa học và Đời sống.
Chặng đường hơn 65 năm từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, Báo Khoa học và Đời sống đã thực hiện lời căn dặn đó, có được dấu ấn thế nào, thưa ông?
Ra đời ngày 30/9/1959, Báo Khoa học và Đời sống trải qua 65 năm xây dựng phát triển. Với truyền thống đầy tự hào, Báo đã xây dựng được uy tín với độc giả. Những lãnh đạo thời kỳ đầu của Báo là các nhà khoa học hàng đầu như GS Nguyễn Xiển, GS Lê Khắc, GS.VS Trần Đại Nghĩa… đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phổ biến khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy nền khoa học và công nghệ nước nhà phát triển.
Báo đã tập hợp được đội ngũ đông đảo nhà khoa học là chuyên gia đầu ngành ở mọi lĩnh vực như nhà nông học Lương Định Của, GS Đào Thế Tuấn, GS Bùi Huy Đáp, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS Đào Vọng Đức, GS Nguyễn Lân Dũng, BS Vũ Đình Tụng, BS Nguyễn Khắc Viện, BS Lã Vĩnh Quyên, Dược sĩ Đỗ Tất Lợi, Dược sĩ Đỗ Huy Bích, Kỹ sư Đỗ Thái Bình… Nhờ đó, Báo khẳng định được vị thế hàng đầu về khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đã làm nên thương hiệu của Khoa học và Đời sống, giúp tờ báo có vị thế vững chắc, được độc giả tin yêu. Đây có thể nói vừa là may mắn, vừa là truyền thống quý báu, mang đặc trưng riêng của Khoa học và Đời sống.
“Sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đã làm nên thương hiệu của Khoa học và Đời sống, giúp tờ báo có vị thế vững chắc, được độc giả tin yêu. Đây có thể nói vừa là may mắn, vừa là truyền thống quý báu, mang đặc trưng riêng của Khoa học và Đời sống”, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng.
Kết nối cộng đồng doanh nhân, thúc đẩy kinh tế phát triển
Cùng nhiệm vụ phổ biến kiến thức, Báo Khoa học và Đời sống có vai trò lớn trong việc kết nối cộng đồng doanh nhân. Điều đó có ý nghĩa thế nào, thưa TSKH Phan Xuân Dũng?
Sự phát triển của khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong chặng đường 65 năm phát triển, cùng sứ mệnh phổ biến kiến thức, Báo Khoa học và Đời sống luôn đồng hành với các doanh nhân.
Khoa học và Đời sống là kênh tuyên truyền lan tỏa những gương điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đưa hình ảnh sản phẩm tiêu biểu với chất lượng tốt và giá thành hợp lý ra thị trường nội địa và quốc tế.
Cùng đó, thông tin chính thống trên báo chí trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp vững tin trong kinh doanh sản xuất. Đặc biệt, với vai trò tư vấn, giám định và phản biện xã hội, Khoa học và Đời sống còn lắng nghe, đưa ý kiến, phản ánh, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách và xu hướng thị trường. Từ đó, có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng là đối tác, nguồn lực và khách hàng quan trọng của Khoa học và Đời sống, đồng hành với báo trong nhiều hoạt động, trong đó có các hoạt động thiện nguyện.
Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống đã tựa như ngôi nhà chung để các doanh nhân tin tưởng, được kết nối, cùng nhau xây dựng giá trị bền vững.
Khoa học và Đời sống cần làm gì để tiếp tục phát huy truyền thống và phát triển, thưa Chủ tịch?
Cũng như nhiều báo khác, Khoa học và Đời sống đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn trong thời đại truyền thông kỹ thuật số. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho Báo.
Có thể thấy rõ, phương thức làm báo truyền thống khó thu hút độc giả như trước đây, phần lớn bạn đọc, nghe, xem qua các phương tiện số, cùng sự lấn át của truyền thông xã hội; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ nhân lực... Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số còn khó khăn, câu chuyện lợi nhuận quảng cáo về túi Google, Facebook... rồi vấn đề bảo đảm an ninh mạng, chống nạn tin giả; vi phạm bản quyền tràn lan hiện tượng "xào xáo" tin có xu hướng tăng.
Khoa học và Đời sống cũng cần phải thay đổi, đổi mới cho phù hợp thời đại khoa học công nghệ mới, phải nhanh nhạy hơn, cập nhật công nghệ mới nhanh hơn. Cần phát huy được thế mạnh của báo về khoa học; phát huy được sức mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ để có thông tin khoa học chính xác, phong phú, hấp dẫn. Đó cũng là đặc thù và thế mạnh của một tờ báo khoa học.
Phải làm sao để ấn phẩm in Khoa học và Đời sống sẽ luôn là cẩm nang “gối đầu giường” của nhiều gia đình. Đó chính là bản sắc riêng không ai có, là thương hiệu, tài sản riêng của Báo Tri thức và Cuộc sống hôm nay.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Phan Xuân Dũng! 

 “Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống đã tựa như ngôi nhà chung để các doanh nhân tin tưởng, được kết nối, cùng nhau xây dựng giá trị bền vững”, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng.

50 năm Việt Nam tham dự IMO: Niềm tự hào không chỉ ở huy chương

Trong 50 năm tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO), đội Việt Nam nằm trong top 10 thế giới trong phần lớn các năm dự thi với 271 huy chương, trong đó có 69 Huy chương Vàng, đem lại tự hào, vinh quang về cho đất nước.

Ngày 10/8, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp cùng Hội Toán học Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (1974 - 2024).
50 nam Viet Nam tham du IMO: Niem tu hao khong chi o huy chuong
 Các chuyên gia, thầy cô giáo, đại biểu, học sinh tham dự hoạt động 50 năm Việt Nam tham dự IMO. Ảnh: Hoài Hương.

Bộ GD&ĐT lý giải 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ sẽ xem xét, đánh giá kỹ việc điểm chuẩn tăng cao, 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức tuyển sinh.

Điểm chuẩn khối C tăng “kịch trần”
Ngày 19/8, gần 200 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024. Một số ngành khối C đã gây “choáng váng” khi lấy điểm gần như tuyệt đối, thí sinh 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học.

Tin mới