7 án tử cho đường dây ma túy xuyên Việt

Đường dây mua bán ma túy xuyên Việt do Dũng cầm đầu đã mua bán tổng cộng hơn 6 kg ma túy đá, gần 3.000 viên thuốc lắc trong khoảng 3 tháng.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 22/12, HĐXX TAND Hà Nội đã ra phán quyết với 18 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên Việt số lượng lớn do ông trùm Nguyễn Tiến Dũng (46 tuổi, ở quận Long Biên) cầm đầu.
Theo đó, Dũng, Nguyễn Ngọc Dương (24 tuổi, ở Quảng Ninh), Phạm Xuân Phương (23 tuổi, ở Yên Bái) và 3 đàn em thân thiết cùng lĩnh án tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy. 11 bị cáo còn lại lĩnh từ 7 năm đến tù chung thân cùng về tội danh trên.
7 an tu cho duong day ma tuy xuyen Viet
 Các bị cáo tại tòa. Ảnh M.H.
Theo cáo buộc, tháng 4/2014, Dũng quen Dương, Phương và một vài người từng có tiền án, tiền sự về ma túy. Sau đó, anh ta lập nên đường dây mua bán ma túy xuyên Việt do mình đứng đầu.
Tài liệu điều tra thể hiện, Dũng là người cung cấp tiền, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Sau đó ông trùm giao cho Dương quản lý, ghi chép sổ sách việc mua bán ma túy và giao dịch với khách hàng. Còn Phạm Xuân Phương được phân công đi giao nhận ma túy, tiền với khách và làm các công việc khác theo sự chỉ đạo.
Cơ quan chức năng xác định, tính đến thời điểm bị bắt, đường dây ma túy trên đã mua bán trót lọt hơn 6 kg ma túy đá, gần 3.000 viên thuốc lắc.
Video phá ổ sản xuất ma túy đá tại nhà (nguồn: VTC):

Clip nữ nhân viên trạm thu phí bị đánh hội đồng

Được một thành viên có nickname M.C đăng lên Youtube ngày 29/4, đoạn clip dài gần 3 phút có tiêu đề “Người tham gia giao thông hành hung nhân viên bán vé tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)” nhanh chóng được cư dân trên các diễn đàn và mạng xã hội chia sẻ. 

Nhóm nam giới và nhân viên bán vé xẩy ra cãi vã...
 Nhóm nam giới và nhân viên bán vé xẩy ra cãi vã...

... dẫn đến xô xát. Ảnh cắt từ clip.
 ... dẫn đến xô xát. Ảnh cắt từ clip. 

Hình ảnh trong clip cho thấy sự việc xảy ra vào chiều 28/4 vừa qua. Những người ngồi trên chiếc xe du lịch mang biển kiểm soát 19L-40XX khi đi qua trạm thu phí thì xảy ra mâu thuẫn với nữ nhân viên bán vé. Sau đó, 4 người đàn ông hùng hổ bước ra khỏi xe (trong xe còn có cả phụ nữ và trẻ con) cãi vã với hai nhân viên nam, nữ đang đứng trong bốt thu phí.

Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi một người đàn ông trong nhóm mở cốp xe lấy ra một chiếc tuýt sắt rồi đập phá tài sản và đánh nhân viên bán vé. Những người đàn ông còn lại cũng nhảy bổ lên tấn công hai nhân viên này, mặc cho họ chống cự quyết liệt. Khi thấy nữ nhân viên bỏ chạy, hai người đàn ông mặc áo kẻ còn đuổi theo túm tóc, đạp túi bụi vào người chị này. Vụ việc chỉ dừng lại khi một số người lao vào can ngăn. 

Hai người đàn ông mặc áo kẻ giật tóc...
 Hai người đàn ông mặc áo kẻ giật tóc...

... đạp túi bụi vào người nữ nhân viên bán vé.
 ... đạp túi bụi vào người nữ nhân viên bán vé. 

Cộng đồng mạng “xót ruột” vì tiền sửa đường

Việc "sửa chữa" này đã và đang diễn ra cách đây vài tháng nay trên tuyến đường Lê Văn Lương. Hàng ngày, các công nhân vẫn miệt mài bóc dỡ từng mảng đường nhựa vốn trước đó được thi công rất công phu và tốn kém.

Được biết, tuyến đường phục vụ xe buýt nhanh từ bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa dài khoảng 12 km, rộng 2,5m được thi công vào tháng 3/2013. Lộ trình, từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Ba La - bến xe Yên Nghĩa. 
Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015
 Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015

Trị giá của việc xây dựng tuyến buýt này vào khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015. Xe chạy chỉ mất 3-5 phút một lượt. Xe buýt nhanh này có thể phục vụ được khoảng gần 100 khách.

Tuy nhiên, không hiểu vì đâu mà gần đây, Ban Quản lý dự án Đầu tư và phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho bóc dỡ đi lớp đường nhựa để thay vào đó là mặt đường bê tông trên tuyến buýt này.
Bên ngoài mặt đường được che kín bởi những tấm tôn, bên trong là những đoạn bê tông đổ dày
 Bên ngoài mặt đường được che kín bởi những tấm tôn, bên trong là những đoạn bê tông đổ dày

Xung quanh vấn đề này, trên các diễn đàn lại xôn xao bàn tán và thể hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Rất nhiều thành viên trên các diễn đàn sau khi biết được thông tin này đã vô cùng bức xúc bởi cho rằng quá lãng phí.

"Không hiểu UBND Thành phố và Sở GTVT nghĩ thế nào? 12,5 cây số mà hết 1.000 tỷ đồng, trong khi TP.HCM làm dài gấp ba lần mà chỉ hết gần 500 tỷ? Ôi đường thủ đô phải tốt hơn đường thiên hạ là đúng rồi. Nói vậy nhưng nếu các bác làm được thì em thay mặt cử tri cả nước biểu dương các bác. Thế nhưng em thường xuyên đi lại con đường Lê Văn Lương các bác ạ. Sáng nào cũng tắc, vậy mà các bác còn định rào bớt một làn đường lại thì em xin chào thua. Em biết đi đường nào?", bức xúc của nickname Cu tri Ha Noi.

Không dừng lại ở việc phê phán, bức xúc, thành viên Hoang Hai còn đưa ra lí lẽ của riêng mình về việc nên hay không thay đường nhựa bằng bê tông để phục vụ cho xe buýt: 

"Không biết người duyệt dự án này có chuyên môn không nhỉ? Tuyến xe buýt nhanh mà lại làm bằng mặt bê tông? Thứ nhất, độ ma sát sẽ giảm rất nhiều so với mặt nhựa, không hề an toàn. Nếu thoát nước không tốt công với độ ẩm cao thì rêu dễ phát triển trên mặt bê tông và gây trơn trượt. Thứ hai, nếu có đổ bê tông dày 1m thì lún sụt vẫn xảy ra khi nền đường không được thiết kế, thi công đúng kỹ thuật. Thứ ba, độ giãn nở của bê tông không bằng nhựa, kết cấu cứng như vậy sẽ dễ gây nứt, gãy hoặc cong vênh ngay tại khe giãn tại vị trí nền hạ có khả năng chịu lực khác nhau gây lún không đều"

Rất nhiều những ý kiến lên tiếng chỉ trích cách làm này, tất cả đều cho rằng đó là sự lãng phí quá mức, và những thiệt hại về tiền của đó không ai khác chính là người dân.

Đường Lê Văn Lương đang được rào để thi công
 Đường Lê Văn Lương đang được rào để thi công

Tuy nhiên, trái với quan điểm trên thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ cách làm này.

Thành viên Tran Thanh Nam lên tiếng ủng hộ cho việc nên bóc mặt đường nhựa và thay bằng mặt đường bê tông để phục vụ xe buýt. "Tôi thấy làm như thế là đúng đấy! Các bạn thử nhìn đường dành cho xe bus ở đoạn Nguyễn Trãi xem - đường lõm hẳn xuống, nhìn như cái rãnh thoát nước. Hoặc nhìn ra xa hơn 1 chút thì có trạm thu phí đoạn quốc lộ 1 chỗ sông Đuống xem, cũng rải nhựa giờ cũng vậy hết! Các bạn không học ngành giao thông thì đừng có phán "vô tư" thế nhé... Phán còn hơn cả chuyên gia, họ phải nghiên cứu kỹ càng rồi mới làm, nếu không họ cũng phải chịu trách nhiệm với nước với dân chứ", anh chia sẻ.

Thiên về những ý kiến hai chiều, đáng chú ý có hai ý kiến nhắn gửi đến những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng:

"Giải thích của các vị là rất đúng về mặt chuyên môn, ví dụ điển hình về việc bánh xe buýt làm mòn và lún đường là trên phần đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Bây giờ đường này bị gồ lên ở đoạn giữa đường (gọi là sống trâu), còn vệt bánh xe thì bị lún để lại vết. Điều đáng nói ở đây là việc, phá bỏ đường nhựa quá lãng phí, khi mà đoạn Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng gần đây. Tại sao các cơ quan quản lý không có phương án làm đồng bộ ngay từ đầu? Phải chăng đây là 1 hình thức "giải ngân". Hãy làm gì tốt nhất, tiết kiệm nhất cho người dân thì làm", Ý kiến của nickname Le Dinh Dong.

Ly Van Trong cho rằng: "Nhất trí là kết cấu đường bê tông bền hơn đường nhựa, nhưng tại sao không theo phương án này từ đầu để bây giờ phải làm lại??? Với số tiền lãng phí này chúng ta sẽ xây được biết bao phòng học, công trình cấp nước sạch cho dân vùng sâu, vùng xa. Theo tôi nên điều tra xem xét lại dự án này".

Xin mời Qúy độc giả cho biết ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề này?

Tin mới