7 chữ kiêng trong ngày Tết cho cả năm sung túc

Theo truyền thống của người Việt Nam, để có một năm mới tốt lành, người ta kiêng quét nhà, cho lửa, vay mượn hay trả nợ... vào những ngày Tết Nguyên đán.

7 chữ kiêng trong ngày Tết cho cả năm sung túc
Những ngày đầu năm mới theo Âm lịch thường rất quan trọng với người Việt Nam. Các phong tục tập quán trong Tết Nguyên đán được lưu truyền từ nhiều đời, đều có ý nghĩa đem lại may mắn, tốt lành. Trong đó, người Việt thường có nhiều điều kiêng kỵ để tránh xui xẻo và cầu mong một năm an khang, thịnh vượng.
Kiêng quét nhà, đổ rác vào 3 ngày tết
Người Việt quan niệm nếu quét nhà và đổ rác vào 3 ngày đầu năm mới thì tiền bạc, tài lộc trong nhà sẽ ra khỏi gia đình. Do đó, mọi người thường tập trung dọn dẹp vào ngày cuối năm và giữ nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, bỏ rác vào một chỗ để không cần quét nhà trong 3 ngày Tết.
7 chu kieng trong ngay Tet cho ca nam sung tuc
 Ngày Tết thường có không khí tươi vui, rộn rã. Ảnh: Hoàng Anh.
Kiêng cho lửa, cho nước đầu năm
Lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa vào ngày mồng một Tết đồng nghĩa với việc đem may mắn của gia đình đưa hết cho người khác và người trong nhà sẽ gặp nhiều điều không hay trong năm mới.
Tương tự, nước được coi như nguồn tài lộc (tiền vào như nước). Việc cho nước vào ngày đầu năm là điều tối kỵ, vì như vậy là đã đem tài lộc của gia đình cho người khác.
Kiêng vay mượn, cho vay hay trả nợ đầu năm
Việc vay mượn hay trả nợ vào ngày Tết dự báo một năm mới túng thiếu về tiền bạc. Do vậy, mọi người thường cố gắng sắp xếp trả hết các khoản nợ, đồ dùng đã mượn vào những ngày cuối năm, tránh để đầu xuân năm mới bị đòi nợ và gặp điều không may.
Kiêng làm vỡ đồ dùng
Theo quan niệm của người xưa, việc vỡ đồ dùng không chỉ thể hiện điềm báo xấu về khả năng mất tài sản, mà còn có thể là sự rạn nứt, chia lìa của các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè. Người dân thường thận trọng hơn khi sử dụng các đồ dễ vỡ như chén, bát, cốc... trong 3 ngày Tết.
Kiêng tranh cãi, bất hòa
Tranh cãi, bất hòa hay to tiếng vào 3 ngày Tết là điều tối kỵ với người Việt Nam, vì đồng nghĩa với một năm không yên ổn, có nhiều sóng gió trong gia đình. Vào những ngày Tết, mọi người thường cố gắng gạt bỏ mọi bất hòa, cùng vui vẻ sum vầy để có được may mắn, phước lành trong năm mới.
Kiêng đi chúc Tết sáng mùng một
Sáng mùng một Tết, các gia đình thường ở nhà làm cơm cúng và chỉ đi chúc tết khi đã muộn, để tránh trở thành người xông đất của nhà khác. Người dân rất coi trọng người xông đất, cần phải hợp tuổi, thành đạt, tốt tính để đem lại may mắn trong năm mới. Do đó, việc đi chúc Tết quá sớm sẽ khiến bạn có khả năng trở thành người xông đất “bất đắc dĩ’, phá vỡ kế hoạch của chủ nhà.
Kiêng nói chuyện xấu, điều xui
Những ngày Tết được coi như hình mẫu thu nhỏ của một năm. Người Việt Nam thường tránh nhắc chuyện buồn, chuyện không may mắn, hay nói các câu xui xẻo trong 3 ngày Tết. Theo quan niệm xưa, điều này dễ khiến năm mới không được an lành, điều rủi dễ thành hiện thực.

10 lễ hội mùa xuân độc đáo nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ đem lại may mắn đầu năm, những lễ hội này còn mang đến trải nghiệm khó quên cho những ai có dịp tham gia.

10 lễ hội mùa xuân độc đáo nhất Việt Nam
10 le hoi mua xuan doc dao nhat Viet Nam
Hội rước pháo làng Đông Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được tổ chức từ mùng 4 – 6 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội là màn rước pháo, khi hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.

Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Việt Nam, có những ngày đầu tiên của năm mới, không khí đón xuân được thay bằng nghi lễ đăng quang ngôi vị đế vương.

Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm với nhiều tục lệ, trò vui cầu mong một năm mới an bình, hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam, có những ngày đầu tiên của năm mới, không khí đón xuân được thay bằng nghi lễ đặc biệt quan trọng, đó là lễ đăng quang ngôi vị đế vương.

Những trò đùa “kinh thiên động địa” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một số trò đùa "kinh thiên động địa" được dàn dựng một cách thông minh khiến nhiều người tưởng là có thật.

Những trò đùa “kinh thiên động địa” nhất thế giới
Nhung tro dua “kinh thien dong dia” nhat the gioi
 Năm 1974, một người dân ở Alaska đã thực hiện một trong những trò đùa "kinh thiên động địa" nhất thế giới. Cụ thể, Porky Bickar đã chất hàng trăm chiếc xăm lốp xe cũ lên núi rồi đốt chúng khiến người dân tưởng núi lửa Edgecumbe sắp thức giấc.

Tin mới