7 công việc "độc-dị" thời xưa ít ai ngờ rằng nó từng tồn tại

Một số công việc nghe có vẻ thú vị, nhưng số khác có thể khiến bạn rùng mình.

Nghề máy tính

Hãy quên đi những con robot đang dần chiếm lấy cuộc sống của chúng ta, đã có một thời con người được biết đến như là máy tính. Họ đã làm tất cả những gì mà máy móc của thế kỷ 20 làm giúp con người. Máy tính là một chức danh tại NASA, nơi mọi người xử lý các con số và thực hiện các phép tính hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

(Ảnh: Internet)

Các phép tính diễn ra trên giấy vẽ đồ thị và đôi khi có thể mất đến một tuần. Cuối cùng, công việc này trở thành một nghề gần như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Năm 1942, Macie Roberts quyết định chỉ thuê máy tính nữ vì bà tin rằng máy tính nam sẽ làm suy yếu nhóm.

Báo thức

Bạn không nghe nhầm đâu: Có những người được trả tiền để hoạt động như một chiếc đồng hồ báo thức. Nghề này xuất hiện từ thời nữ hoàng Anh Victoria.

(Ảnh: Internet)

Trước khi chiếc đồng hồ báo thức cơ học đầu tiên được phát minh vào năm 1847, người ta đã thuê những người gõ cửa để giúp bắn đậu vào cửa sổ của họ hoặc gõ vào kính bằng các cọc dài để tránh ngủ quên vào buổi sáng hoặc giờ nghỉ trưa. Hành động này cần đủ mạnh để chủ nhà nghe thấy nhưng không được quá to và làm ảnh hưởng tới hàng xóm.

Vận hành thang máy

(Ảnh: Internet)

Không phải lúc nào thang máy cũng di chuyển chỉ bằng một nút nhấn. Ngày trước, những người vận hành thang máy chịu trách nhiệm kiểm soát mọi thứ từ cửa ra vào, hướng đến, tốc độ và công suất của thang máy. Vào những năm 50, thang máy tự động trở nên phổ biến hơn và công việc này cũng dần biến mất.

Nghề gọi tên

(Ảnh: Internet)

Nomenclator là thuật ngữ để chỉ những nhà danh pháp hoạt động trong thời La Mã cổ đại. Cụ thể, nhiệm vụ của họ là đọc tên các vị khách trong buổi tiệc hoặc chỉ dẫn chỗ ngồi trong mỗi sự kiện ấy. Nguồn gốc của công việc này tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên, giả thiết được đưa ra nhiều nhất là vì có quá nhiều người tham dự một tổ chức nào đó, và việc đọc tên sẽ khiến mọi người bớt bỡ ngỡ, làm quen nhau dễ dàng hơn.

Kể chuyện tấu hài

Thời xưa, khi các phương tiện giải trí chưa xuất hiện, con người chỉ biết làm việc, chăm chỉ liên tục trong nhiều giờ liền đến nỗi nhàm chán. Có lẽ hình thức khiến họ giải tỏa đầu óc nhất là đọc sách hoặc nghe kể chuyện, tấu hài. Nhưng đang trong giờ làm việc, thật khó để đọc sách đúng không nào? Chính vì thế, nghề kể chuyện cho công nhân ra đời.

(Ảnh: Internet)

Từ những năm 1800, trong các nhà máy xì gà ở Cuba đã xuất hiện công việc này. Vì tính chất, môi trường làm việc nên công nhân thường cảm thấy mệt mỏi. Giải pháp hữu hiệu thời đó là mỗi công nhân sẽ trích một phần tiền lương của mình để thuê một đồng nghiệp hoặc thậm chí là người quản lý để đọc truyện trong giờ làm. Khi đọc truyện, người này còn cần diễn tả bằng ngôn ngữ hình thể để tăng phần sinh động.

Nếu công nhân thích màn trình diễn, họ sẽ đập dao vào thớt thay cho tràng pháo tay. Ngược lại, khi không hứng thú lắm, họ sẽ tỏ vẻ mặt chán nản và đòi đổi người khác lên kể.

Nếm thức ăn

(Ảnh: Internet)

Tục lệ thuê người nếm thức ăn cho một thành viên trong gia đình hoàng gia hoặc một nhân vật quan trọng để đảm bảo rằng thức ăn không bị nhiễm độc có từ thời Ai Cập cổ đại và La Mã cổ đại. Một số hóa chất có thể được sử dụng để đầu độc con người, nhưng chỉ xyanua mới có thể giết chết một người trong vòng vài phút. Các chất độc khác cần thời gian để phát huy tác dụng. Và hầu hết những người trong hoàng gia không bận tâm lắm đến việc phải chờ đợi vài ngày để được thưởng thức một bữa ăn chỉ để xem liệu người nếm thức ăn có bị gì hay không.

“Máy bắt chuột”

(Ảnh: Internet)

Ở London, bắt đầu từ thời Victoria, thành phố này đã bị “xâm chiếm” bởi loài chuột, loài động vật mà lúc đó được gọi là vật mang mầm bệnh. Để giải quyết vấn đề, nhiều thanh niên, kể cả trẻ em, đã trở thành những người bắt chuột. Theo lời tâm sự của một người đàn ông trong lịch sử được ghi lại, thợ săn chuột phải liên tục "múc" chuột từ các cống rãnh, vỉa hè bằng tay không và nhét chúng vào lồng. Tuy nhiên, họ ưa thích công việc này hơn là quét ống khói hoặc làm việc trong các mỏ than.  

Phụ nữ thời phong kiến chưa chồng mà chửa bị xử thế nào?

(Kiến Thức) - Trinh tiết là điều hết sức quan trọng đối với phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu cô gái nào có thai trước khi cưới thì sẽ đối mặt với những hậu quả khủng khiếp, thậm chí có người bị dồn đến con đường chết.

Phu nu thoi phong kien chua chong ma chua bi xu the nao?
 Phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc đều phải thực hiện tam tòng, tứ đức. Thêm nữa, việc giữ gìn trinh tiết rất được coi trọng. Bất cứ cô gái nào nếu có thai trước khi cưới đều phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Thời Trần ở nước ta gọi vua là gì?

Thời phong kiến, bề tôi thường gọi vua là “bệ hạ”, nhưng thời Lý, Trần ở nước ta có những quy định cách xưng hô với nhà vua khác thường.

Đại Việt sử ký toàn thư viết: Năm Thiên Thành thứ 7 (1034), đời Lý Thái Tông, nhà vua xuống chiếu cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là "triều đình".

Sử thần Lê Văn Hưu bình luận rằng: “Thiên tử tự xưng là ‘trẫm’, là ‘dư nhất nhân’. Bề tôi gọi vua là ‘bệ hạ’, chỉ chỗ thiên tử ở là triều đình, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là triều sảnh, từ xưa không thay đổi xưng hô. Nay Lý Thái Tông lại bảo các quan gọi mình là ‘triều đình’, sau Lý Thánh Tông lại tự xưng là ‘vạn thặng’, Lý Cao Tông bảo mọi người gọi mình là Phật, đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang”.

Bí ẩn về họa tiết trên long bào của vua Càn Long

Trung Quốc thời phong kiến, long bào là trang phục dành riêng cho Hoàng đế, bất kỳ ai khác mặc long bào đều sẽ bị phán tội chết.

Đặc điểm chủ yếu của Long bào chủ yếu ở cổ áo, vạt áo bên phải, và màu sắc. Đây là loại long bào thấp hơn lễ phục một bậc, lễ phục là loại trang phục thường được các Hoàng đế mặc trong các buổi yến tiệc thông thường hoặc tiếp quan đại thần.

Vốn là người đứng đầu đất nước nên trang phục của Hoàng đế rất cầu kỳ. Trước khi được khoác lên long thể của vua, long bào phải trải qua rất nhiều công đoạn, thậm chí phải mất đến 3 năm mới có thể hoàn thành. Đặc biệt, trong khuôn viên triều đình còn có riêng một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua và hoàng tộc.

Tin mới