7 loài rắn đặc hữu của Việt Nam: Vừa lạ vừa hiếm!

7 loài rắn đặc hữu của Việt Nam: Vừa lạ vừa hiếm!

Tại Việt Nam có hơn 200 loài rắn khác nhau, trong đó có 7 loài rắn đặc hữu như rắn khuyết Ê Đê, rắn lục Trường Sơn...

Xem toàn bộ ảnh
 1. Rắn khuyết Ê Đê (tên khoa học: Lycodon anakradaya): Là loài rắn khuyết đặc hữu ở Nam Trường Sơn, có kích thước trung bình, dài khoảng 90cm, thân hình con trưởng thành gồm những khoang đen - cam nâu xen kẽ.
1. Rắn khuyết Ê Đê (tên khoa học: Lycodon anakradaya): Là loài rắn khuyết đặc hữu ở Nam Trường Sơn, có kích thước trung bình, dài khoảng 90cm, thân hình con trưởng thành gồm những khoang đen - cam nâu xen kẽ.
Đặc biệt, khi còn non, rắn có màu sắc gồm những khoang đen - trắng xen kẽ, không giống với rắn trưởng thành, mà "giả dạng" loài rắn cạp nia (Bungarus) cực độc. Nhờ đó, rắn non tăng khả năng sống sót trong tự nhiên bởi rắn khuyết không có nọc độc.
Đặc biệt, khi còn non, rắn có màu sắc gồm những khoang đen - trắng xen kẽ, không giống với rắn trưởng thành, mà "giả dạng" loài rắn cạp nia (Bungarus) cực độc. Nhờ đó, rắn non tăng khả năng sống sót trong tự nhiên bởi rắn khuyết không có nọc độc.
 2. Rắn cạp nia (tên khoa học: Bungarus slowinski): Loài này thuộc họ rắn Hổ (Elapidae) bộ Bò sát có vảy (Squamata). Đây là loài động vật  đặc hữu của khu vực miền bắc Việt Nam.
2. Rắn cạp nia (tên khoa học: Bungarus slowinski): Loài này thuộc họ rắn Hổ (Elapidae) bộ Bò sát có vảy (Squamata). Đây là loài động vật đặc hữu của khu vực miền bắc Việt Nam.
Đặc trưng với các khoang đen trắng xen kẽ, kéo dài khắp cơ thể. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình hơn 1m, có con dài tới 2,5m, có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi.
Đặc trưng với các khoang đen trắng xen kẽ, kéo dài khắp cơ thể. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình hơn 1m, có con dài tới 2,5m, có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi.
3. Rắn khuyết Trường (tên khoa học: Lycodon truongi): Là loài rắn khuyết đặc hữu ở Nam Trường Sơn, có ngoại hình gần giống hoàn toàn rắn cạp nia, những khoang đen trắng xen kẽ của chúng cũng bố trí dày hơn và đều hơn. Tuy nhiên vì không có nọc độc, rắn bò rất nhanh, dễ mất bình tĩnh và phản ứng mạnh nếu bị trêu chọc hoặc bị phát hiện.
3. Rắn khuyết Trường (tên khoa học: Lycodon truongi): Là loài rắn khuyết đặc hữu ở Nam Trường Sơn, có ngoại hình gần giống hoàn toàn rắn cạp nia, những khoang đen trắng xen kẽ của chúng cũng bố trí dày hơn và đều hơn. Tuy nhiên vì không có nọc độc, rắn bò rất nhanh, dễ mất bình tĩnh và phản ứng mạnh nếu bị trêu chọc hoặc bị phát hiện.
 4. Rắn lục trường sơn (tên khoa học: Trimeresurus truongsonensis), còn gọi là rắn lục Quảng Bình, là một loài rắn trong họ Rắn lục. Lần đầu tiên loài này được giới khoa học phát hiện ở động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
4. Rắn lục trường sơn (tên khoa học: Trimeresurus truongsonensis), còn gọi là rắn lục Quảng Bình, là một loài rắn trong họ Rắn lục. Lần đầu tiên loài này được giới khoa học phát hiện ở động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
5 . Rắn lục trùng khánh (tên khoa học: Protobothrops trungkhanhensis): Đây là loài rắn đặc hữu mới chỉ phát hiện ở khu bảo tồn Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam.
5 . Rắn lục trùng khánh (tên khoa học: Protobothrops trungkhanhensis): Đây là loài rắn đặc hữu mới chỉ phát hiện ở khu bảo tồn Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam.
Rắn lục Trùng Khánh dài 733mm, nhỏ hơn so với các loài cùng giống, khác biệt rõ nét ở sự sắp xếp các vảy trên thân. Loài này có các vảy nhỏ ngăn cách giữa đầu và cổ, lỗ mũi lớn; mình thon, vảy hình thang, có gờ nổi rõ; có màu nâu xám nhạt ở lưng và đầu, nhiều vệt nâu sẫm trên thân và đuôi. Gần đuôi có vệt đen, không có vệt đỏ trên chóp đuôi.
Rắn lục Trùng Khánh dài 733mm, nhỏ hơn so với các loài cùng giống, khác biệt rõ nét ở sự sắp xếp các vảy trên thân. Loài này có các vảy nhỏ ngăn cách giữa đầu và cổ, lỗ mũi lớn; mình thon, vảy hình thang, có gờ nổi rõ; có màu nâu xám nhạt ở lưng và đầu, nhiều vệt nâu sẫm trên thân và đuôi. Gần đuôi có vệt đen, không có vệt đỏ trên chóp đuôi.
 6. Rắn lục hòn sơn (tên khoa học: Trimeresurus honsonensis), là một loài rắn được L.L. Grismer, Ngô Văn Trí & J.L. Grismer mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Chúng là loài đặc hữu và mới phát hiện ở Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang thuộc miền nam Việt Nam. Loài này thuộc họ rắn lục (Viperidae) dài khoảng 626-648 mm.
6. Rắn lục hòn sơn (tên khoa học: Trimeresurus honsonensis), là một loài rắn được L.L. Grismer, Ngô Văn Trí & J.L. Grismer mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Chúng là loài đặc hữu và mới phát hiện ở Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang thuộc miền nam Việt Nam. Loài này thuộc họ rắn lục (Viperidae) dài khoảng 626-648 mm.
 7. Rắn đẻn xanh lơ (tên khoa học: Hydrophis parviceps): Loài rắn này được mô tả đầu tiên năm 1935 từ một mẫu thu thập ở vùng biển miền nam Việt Nam.
7. Rắn đẻn xanh lơ (tên khoa học: Hydrophis parviceps): Loài rắn này được mô tả đầu tiên năm 1935 từ một mẫu thu thập ở vùng biển miền nam Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT