(Kiến Thức) - Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm. Chính vì vậy, bà bầu tắm đúng cách thì mới an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Hoàng Minh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bà bầu tắm đúng cách, an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Ảnh: camnanglamme
Thời điểm thích hợp. Mẹ bầu tránh thời điểm đi tắm khi chỉ có một mình ở nhà. Khi tắm nên có những người khác trong gia đình ở nhà để tránh những rủi ro có thể xảy ra mà chỉ có một mình. Những mẹ bầu bụng đã lơn nên nhờ sự giúp đỡ của người thân đưa vào bồn tắm. Ảnh: mecuti.
Nhiệt độ nước. Bà bầu không nên tắm nước quá nóng, vì như vậy sẽ làm giảm và ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh. Nước quá lạnh cũng không tốt. Khi trời nóng, nếu tắm nước quá lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này sẽ làm mẹ bầu cảm lạnh. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng nhất với mẹ bầu là khoảng 36 độ C. Mẹ có thể sử dụng một nhiệt kế đo nước hoặc sử dụng khuỷu tay để thử nước cho vừa đủ ấm. Ảnh: phunutoday
Thời gian tắm. Tắm là khoảng thời gian thư giãn và giảm bớt mệt mỏi trong ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tắm tối đa là 15 phút. Ảnh: shoptretho
Uống nước trong khi tắm. Điều này nghe có vẻ khá lạ lùng. Tuy nhiên, để giảm thiểu sự mất nước của cơ thể, mẹ bầu nên chuẩn bị một chai nước ấm và nhâm nhi trong quá trình tắm. Ảnh: bbfh
Nên tắm bằng vòi hoa sen. Các bác sỹ khuyên bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen. Khi tắm dưới vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, giúp bà bầu sảng khoái hơn. Ảnh: kienthucgioitinh
Không tắm khi bị tụt huyết áp. Không ít bà bầu thường xuyên bị tụt huyết áp. Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tốt nhất mẹ bầu không nên tắm. Khi tắm, nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường. Ảnh: baophunu
Tránh tắm khi ăn no. Sau khi ăn no, nếu tắm sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột. Ảnh: 8suckhoe