Barclays, Citigroup, Credit Suisse, Deutsche Bank, JPMorgan Chase, Royal Bank of Scotland và UBS là 7 nhân vật được nhắc đến trong cáo buộc nói trên. Tất cả các ngân hàng này đều phải đối mặt với cuộc điều tra quy mô toàn thế giới.
Cơ quan khiếu nại, Haverhill Retirement System, một quỹ hưu trí đóng góp cho nhân viên làm việc trong khu vực công ở Massachusetts, mà theo một báo cáo của Bloomberg, đưa ra cáo buộc bảy ngân hàng lớn đã liên kết với nhau để thao túng tỉ giá, làm giảm lợi nhuận của các giao dịch ngoại hối, các khoản tiết kiệm về hưu trong hệ thống của họ.
Cáo buộc nói rằng 7 ngân hàng đã cùng nhau thao túng tỷ giá trong 3 năm qua (Ảnh minh họa). |
Nguyên đơn Haverhill Retirement System dự định làm đại diện cho tất cả những người bị ảnh hưởng do thao túng tỉ giá. Đồng thời, họ cũng cáo buộc rằng các ngân hàng đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng mục 1 của Đạo luật chống độc quyền Sherman của Mỹ, trong đó có quy định nếu bất kỳ hành động nào gây cản trở thương mại đều là bất hợp pháp.
Theo báo cáo của Forex Magnates, các cơ quan giám sát tài chính FINMA Thụy Sĩ đang dẫn đầu tiến hành cuộc điều tra trên phạm vi quốc tế và rằng họ đang xem xét một cách cẩn trọng cáo buộc thao túng tỉ giá của nhiều thành viên tham gia thị trường ngoại hối.
Ban đầu, điều tra tập trung vào một nhóm chat, trong đó các đại lý gửi tin nhắn qua thiết bị đầu cuối Bloomberg của họ để thực hiện giao dịch trong hệ thống các ngân hàng trước khi thực hiện đơn hàng của khách và tìm cách “thao tác” tỷ giá WM / Reuters trong suốt ba năm qua.
Ủy viên Joaquín Almunia, Ủy ban châu Âu, cho biết một số ngân hàng đã giao nộp thông tin cho Brussels để hỗ trợ quá trình điều tra. Ủy ban cạnh tranh của Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu tăng cường điều tra ngay sau khi kết thúc vụ án các ngân hàng thao túng lãi suất Libor gây chấn động từ năm ngoái.