70% bệnh nhân viêm tụy cấp là do sử dụng rượu, bia

Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua, số lượng bệnh nhân bị viêm tụy cao gấp 6 lần so với những ngày bình thường. Chỉ trong 2 tuần đã có đến 30 bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng viêm tụy cấp, trong đó có nhiều trường hợp có nguy cơ hoại tử tụy.

70% bệnh nhân viêm tụy cấp là do sử dụng rượu, bia
Theo người nhà của bệnh nhân ông T.V.N. (56 tuổi, TP.HCM) sau khi dùng bữa tiệc tại gia đình, ông bắt đầu thấy đau vùng trên rốn, khó chịu. Nghĩ mình chỉ bị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, ông N. tự mua thuốc giảm đau, thuốc dạ dày để uống và tiếp tục tham gia những bữa tiệc khác. Đến ngày thứ 5, khi vùng bụng ngày càng đau dữ dội, đến mức thở và cử động cũng thấy đau. Ông N. được người nhà đưa đến Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cấp cứu.
Bác sĩ Lê Hữu Phước, Phó trưởng khoa Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Bình Dân cho biết kết quả thực hiện các xét nghiệm sinh hóa cho thấy men gan của bệnh nhân ông tăng gấp 20 lần so với mức bình thường. Hình ảnh siêu âm, CT-scan cho thấy vùng thận hoại tử và bệnh nhân có dấu hiệu suy thận.
Bệnh nhân bị viêm tụy cấp đang điều trị tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - Ảnh: T.N
 Bệnh nhân bị viêm tụy cấp đang điều trị tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - Ảnh: T.N
“Ngay từ khi bệnh nhân chuyển đến, chúng tôi đã nghi ngờ ông N. bị viêm tụy cấp nên đã nhanh chóng cho thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu và kết quả chính xác là bệnh nhân bị viêm tụy cấp. Ngay tại thời điểm nhập viện, người bệnh đã có dấu hiệu suy thận, vô niệu và cần hồi sức tích cực, bồi hoàn nước điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau 5 ngày theo dõi chặt chẽ, chạy thận lọc máu và điều trị ức chế men tụy, ông N. đã qua giai đoạn nguy hiểm”, bác sĩ Phước cho hay.
Bác sĩ Phước cho biết trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua, bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị đến 30 người bệnh viêm tụy, trong đó có nhiều trường hợp người bệnh bị tái phát do ăn quá nhiều dầu mỡ, chất đạm, uống rượu, bia trong những ngày Tết.
Trong số 30 người bệnh viêm tụy nhập viện dịp Tết, có nhiều trường hợp người bệnh bị tái phát do ăn quá nhiều dầu mỡ, chất đạm, uống rượu, bia trong những ngày Tết.
“Hiện có tới hơn 70% người bệnh viêm tụy mạn tính là do rượu, bia. Viêm tụy cũng có thể xuất hiện do dùng thuốc, bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và tổn thương tụy sau phẫu thuật ổ bụng”, bác sĩ Phước cho biết.
Phân tích của bác sĩ Phước cho thấy viêm tụy cấp sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử tụy và diễn tiến viêm tụy mạn tính, gây đau bụng dai dẳng, biến chứng đái tháo đường do thiếu insulin. Viêm tụy mạn tính hiện vẫn chưa thể điều trị triệt để và có xu hướng diễn tiến ngày càng nặng thêm, làm ảnh hướng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Đối với người bệnh viêm tụy, việc tiết chế trong dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt rất quan trọng.
“Bệnh nhân mắc viêm tụy cấp cần phải được can thiệp kịp thời, nếu không sẽ tạo điều kiện cho các cytokine tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và lan sang các bộ phận khác. Chất độc cũng có thể đi vào máu gây hạ huyết áp, nhiễm trùng huyết, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng. Do đó, nếu có triệu chứng đau bụng cấp sau khi uống rượu bia, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm”, bác sĩ Phước khuyến cáo.
Theo bác sĩ Phước, tuyến tụy vừa có chức năng nội tiết, tiết hormone insulin và glucagon để giữ ổn định lượng đường trong máu, vừa là cơ quan ngoại tiết, tiết ra các men tiêu hóa thức ăn. Tình trạng viêm tụy xảy ra khi các men này hoạt hóa trước khi được đổ vào ruột non. Lúc này men tụy sẽ tấn công chính tuyến tụy, gây tổn thương, viêm hoại tử và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Biến chứng viêm tụy cấp có thể giết chết bạn

(Kiến Thức) - Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính trong ổ bụng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...

Biến chứng viêm tụy cấp có thể giết chết bạn
Biến chứng viêm tụy cấp không chỉ trong ổ bụng mà cả toàn thân làm trụy tim mạch, suy hô hấp, liệt ruột và suy giảm nhiều tạng với tỷ lệ tử vong rất cao. 
Biến chứng toàn thân

Rùng mình: Ăn quá no cũng có thể toi mạng

Một người đàn ông trung niên, khoảng 50 tuổi ở quận 3, TP.HCM đã suýt mất mạng vì hội chứng "một bữa no" sau những buổi chè chén say sưa trong dịp nghỉ dài ngày.

Rùng mình: Ăn quá no cũng có thể toi mạng
Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết những dịp nghỉ dài ngày như dịp 30/4 – 1/5 hay ngày Tết là thời điểm có khá nhiều những đàn ông trung niên phải nhập viện cấp cứu vì hội chứng 'một bữa no'. Hội chứng 'một bữa no' chính là tình trạng viêm tụy cấp – đây là bệnh cấp tính với sức hủy diệt gây đột tử. Thậm chí, theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, viêm tụy cấp là một trong 4 nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử.
Rung minh: An qua no cung co the toi mang
 Những ngày nghỉ dài này cần ăn uống vừa phải để tránh phải nhập viện
Một người đàn ông tuổi ngoài 50 đã có những trải nghiệm đáng sợ trong hơn 40 ngày nằm viện tại Bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân là một kỹ sư xây dựng cũng đã gầy dựng được một cơ nghiệp kha khá. Trong lần nhậu nhẹt với bạn bè, ông đã phải nhập viện đến 5 lần vì viêm tụy cấp. Hễ mỗi lần uống bia rượu nhiều là bị đau vùng bụng và phải nhập viện. Và lần gần đây, ông lại bị đau bụng tiếp sau khi uống vào rất nhiều bia. Nhưng vì sợ nhập viện nên ông lấy toa thuốc cũ của những lần điều trị viêm tụy cấp trước đó, để ra tiệm thuốc tây làm một liều cho…an tâm.
Rung minh: An qua no cung co the toi mang-Hinh-2
Những bệnh nhân nhập viện khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy
Hậu quả là ông rơi vào tình trạng tím tái, sốc nặng và huyết áp không đo được. Bệnh nhân này cũng bị tắc ruột nên không thể đi đại tiểu tiện được. Các xét nghiệm sau đó đã xác định bệnh nhân đã bị suy toàn bộ chức năng gan thận và còn bị nhiễm trùng máu. Nguyên nhân do bệnh nhân bị suy đa cơ quan, sức đề kháng trở nên quá yếu nên cơ thể không đủ sức chống lại sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài. Bệnh nhân được điều trị tích cực, được lọc máu thay huyết tương. Sau hơn 40 ngày chống cự với tử thần, người đàn ông này may mắn thoát chết mà theo bác sĩ Tuyết Phượng là ca hi hữu vì đa phần những trường hợp như thế này đều khó qua khỏi.
 Coi chừng đột tử sau khi quá no và quá say
Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, viêm tụy cấp là một trong những kẻ giấu mặt thứ 4 trong các ca đột tử. Nhiều trường hợp đang nhậu với bạn bè thì nạn nhân đột tử và thường nghĩ do bị nhồi máu tim hay xuất huyết não mà bỏ nguyên nhân viêm tụy cấp. Một số kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận, trước khi bước chân vào cửa tử, nạn nhân sẽ có vài giây bị mù đột ngột. Triệu chứng viêm tụy cấp thể nhẹ may mắn mới được phát hiện sớm. Vì người bệnh chỉ đau bụng, nôn ói và có thể tự khỏi nhưng rất ít trường hợp như vậy. Còn khi bị viêm tụy cấp nặng, người bệnh sẽ bị suy gan thận do độc tố tiết ra từ ống tụy, thậm chí tử vong do bị xuất huyết, hoại tử hay suy đa cơ quan, suy hô hấp…
Rung minh: An qua no cung co the toi mang-Hinh-3
 Những bệnh nhân tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 115 (TP.HCM)
Theo nhận định của bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng thì hết 90% các trường hợp viêm tụy cấp đưa vào Bệnh viện 115 có liên quan đến bia rượu. Những trường hợp viêm tụy cấp này xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no và ăn nhiều chất béo cộng thêm với việc uống bia rượu. Bệnh nhập viện nhiều vào những ngày nghỉ kéo dài như dịp 30/4 hoặc Tết nguyên đán. Trung bình mỗi ngày tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 115 tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân thì khoảng 5 ca viêm tụy cấp. Riêng những ngày Tết thì mỗi ngày có thể đến 10 trường hợp viêm tụy cấp. Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, theo ước tính của bác sĩ Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội tiêu hóa thì mùa cao điểm của viêm tụy cấp chính là thời điểm những ngày bắt đầu nghỉ Tết và dĩ nhiên dịp 30/4 – 1/5 hàng năm luôn là thời điểm viêm tụy cấp tăng cao hơn ngày thường. Thời điểm những ngày nghỉ lễ dài, mỗi ngày có thể có gần 20 bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện. Ăn uống sao cho khỏi bị viêm tụy cấp? Theo bác sĩ Tuyết Phượng, những người uống bia rượu hoài mà không hề bị viêm tụy cấp, nhưng ngược lại cũng có những trường hợp chỉ làm vài chai bia thì phải nhập viện. Đó tùy thuộc vào cơ địa từng người, tuy nhiên rất chắc chắn uống rượu thì sẽ dẫn đến viêm tụy mãn tính. Và từ viêm tụy mãn tính sẽ rất dễ dàng dẫn đến viêm tụy cấp. Ngoài nguyên nhân do uống bia rượu thì viêm tụy cấp còn do các bệnh lý viêm nhiễm đường mật hoặc do bị quai bị, do một số thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc có chứa corticoid… Để phòng ngừa những cơn viêm tụy cấp, theo bác sĩ Hồ Tấn Phát thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải bia rượu. Với nam giới tuổi dưới 65 và không có các bệnh cao huyết áp, tiểu đường hay mỡ máu thì mức chấp nhận được để gan có thể giải độc là khoảng 2 chai bia. Còn theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng thì ngưỡng chấp nhận còn thấp hơn nữa, chỉ khoảng 330 ml, tức là chỉ tương đương 1 lon bia mỗi ngày. Phụ nữ cũng có thể chấp nhận với ngưỡng 1 lon bia cho 2 ngày. Và để tránh "gây hấn" với hệ tiêu hóa thì người dân cũng nên tránh ăn quá no và tránh thức ăn có nhiều chất béo như nội tạng động vật, da gà vịt…

Dấu hiệu viêm tụy cấp dễ nhận biết là đau đụng dữ dội kèm theo nôn ói sau khi ăn một bữa no và có sử dụng bia rượu.

Nếu bị rối loạn tiêu hóa thì việc nôn ói có thể giúp cơ thể trở lại bình thường nhưng nếu bị viêm tụy cấp thì càng nôn ói càng đau đớn.

Người bị viêm tụy cấp cũng sẽ không bị tiêu chảy. Trường hợp viêm tụy cấp kèm theo tiêu chảy đó là do nhiễm trùng đường tiêu hóa chứ không phải do viêm tụy cấp gây ra.

Cứu sống bệnh nhân nghiện rượu gặp biến chứng sau khi bị viêm tụy cấp

Bệnh nhân nam 56 tuổi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có tiền sử uống nhiều rượu, từng được điều trị viêm tụy cấp hoại tử, sau đó, xuất hiện nang giả tụy. 

Cứu sống bệnh nhân nghiện rượu gặp biến chứng sau khi bị viêm tụy cấp

Tin mới