70% thanh niên TQ có nhà riêng, phải chăng họ giỏi?

Mặc dù Trung Quốc có tới 7 thành phố lọt top 10 thành phố có giá nhà đất cao nhất thế giới.

70% thanh niên TQ có nhà riêng, phải chăng họ giỏi?
Theo trang ETTV, giá nhà đất ở Trung Quốc hiện đang ở mức cao ngất ngưởng nên rất nhiều thanh niên không mua nổi nhà. Và có vẻ như sở hữu một ngôi nhà riêng là giấc mơ xa vời với họ.
Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là theo điều tra mới đây đã cho thấy, tỷ lệ thanh niên Trung Quốc sở hữu nhà riêng lên tới 70%, hơn một nửa là do cha mẹ họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua cho con, xuất phát từ yêu cầu từ những "bà mẹ vợ" tương lai.
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng HSBC, khảo sát thanh niên tại 9 quốc gia sinh từ năm 1980 đến 2000) về tình trạng sở hữu nhà ở, phát hiện Trung Quốc đạt 70%, đứng thứ 2 là Mexico với 46% và tại Mỹ chỉ có 35%. Như vậy, thanh niên Trung Quốc sở hữu nhà riêng cao gấp đôi so với Mỹ. Có vẻ như thanh niên Trung Quốc may mắn hơn các nước khác rất nhiều.
Lý giải cho tỷ lệ thanh niên sở hữu nhà ở Trung Quốc cao, nhiều chuyên gia cho rằng, về cơ bản là nhờ có các "bà mẹ vợ".
70% thanh nien TQ co nha rieng, phai chang ho gioi?
Ảnh minh họa. 
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, các bậc cha mẹ Trung Quốc sẵn sàng làm việc "bán mạng" để mua nhà cho con, vì nếu không có nhà thì con trai họ khó lòng lấy được vợ.
Do tình trạng mất cân bằng giới tính, dự đoán sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc không thể kết hôn được. Vì vậy, có nhà hay không là một trong những tiêu chuẩn kén rể hàng đầu của các bà mẹ vợ tương lai.
Dường như nhận thức rõ ràng tính chất nghiêm trọng của vấn đề, các bậc cha mẹ Trung Quốc sẵn sàng đóng góp tài chính để mua một ngôi nhà riêng cho con trai bởi nếu không có nhà, họ khó có thể gây ấn tượng tốt với cha mẹ vợ ngay từ lần ra mắt đầu tiên.
Theo điều tra, đại đa số các khoản tiền mua nhà ban đầu của thanh niên Trung Quốc là từ cha mẹ, tiền lãi dài hạn đều từ 10% trở lên khiến các bậc làm cha làm mẹ gặp không ít khổ sở nhưng cũng cắn răng, quyết tâm mua nhà cho con cái.
Điều đáng nói, theo "Forbes", trong số 10 thành phố có giá nhà đất cao nhất thế giới thì Trung Quốc đã chiếm tới 7. Ngay cả khi giá nhà đất đắt đỏ như vậy nhưng các bậc phụ huynh vẫn sẵn sàng bỏ tất cả tích lũy ra mua nhà, vì đa số con cái sinh từ năm 1980 trở đi đều là con một. Và để con có được cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng hơn, họ sẵn sàng chịu khổ để đầu tư.

Chùm ảnh lao động trong ngành thép Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Getty Images Kevin Frayer thực hiện loạt ảnh phóng sự ghi lại công việc của lao động ngành thép Trung Quốc trong các nhà máy.

Chùm ảnh lao động trong ngành thép Trung Quốc
Chum anh lao dong trong nganh thep Trung Quoc
 Công nhân ngành thép Trung Quốc kiểm tra chất lượng thép nóng chảy bên trong phân xưởng của Tổng Công ty thép Zhong Tian ở Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tổng công ty thép này là một công ty do tư nhân sở hữu, hiện thuê hơn 13.000 công nhân. Ảnh The Atlantic

Ghé thăm ngôi trường 15 học sinh, 20 giáo viên ở TQ

(Kiến Thức) - Một ngôi trường làng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, từng tiếp nhận hơn 400 học sinh. Nhưng hiện giờ chỉ còn 15 học sinh đang theo học trong trường.

Ghé thăm ngôi trường 15 học sinh, 20 giáo viên ở TQ
Cách đây 8 năm, ngôi trường ở làng Xujiaduo, Đại Ninh, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có tới hơn 400 học sinh. Nhưng hiện tại, chỉ có 15 học sinh đang theo học trong khi số lượng giáo viên là 20 người.
Cách đây 8 năm, ngôi trường ở làng Xujiaduo, Đại Ninh, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có tới hơn 400 học sinh. Nhưng hiện tại, chỉ có 15 học sinh đang theo học trong khi số lượng giáo viên là 20 người. 
Theo China Daily, sở dĩ tình trạng này xảy ra là do nhiều học sinh đã theo cha mẹ lên các thành phố lớn ở Trung Quốc.
Theo China Daily, sở dĩ tình trạng này xảy ra là do nhiều học sinh đã theo cha mẹ lên các thành phố lớn ở Trung Quốc
“Tất cả những đứa bạn thân của cháu đều lên thành phố học. Chỉ có vào dịp nghỉ lễ cháu mới gặp chúng nó”, học sinh Li Xinsheng, 11 tuổi, chia sẻ.
“Tất cả những đứa bạn thân của cháu đều lên thành phố học. Chỉ có vào dịp nghỉ lễ cháu mới gặp chúng nó”, học sinh Li Xinsheng, 11 tuổi, chia sẻ. 
Được biết, những em học sinh ở lại trường đều là những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Hiệu trưởng của ngôi trường cho biết, có thể sau này một số em học sinh nữa sẽ chuyển trường khi gia đình các em có đủ điều kiện.
 Được biết, những em học sinh ở lại trường đều là những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Hiệu trưởng của ngôi trường cho biết, có thể sau này một số em học sinh nữa sẽ chuyển trường khi gia đình các em có đủ điều kiện.
3 em học sinh xem sách trong phòng đọc của ngôi trường đặc biệt ở Trung Quốc ngày 4/1.
 3 em học sinh xem sách trong phòng đọc của ngôi trường đặc biệt ở Trung Quốc ngày 4/1.
Một giáo viên đang giảng bài trong lớp học chỉ vỏn vẹn 4 học sinh hôm 4/1.
 Một giáo viên đang giảng bài trong lớp học chỉ vỏn vẹn 4 học sinh hôm 4/1.
15 học sinh đứng tập thể dục dưới sự hướng dẫn của một giáo viên trong sân trường. (Nguồn ảnh: China Daily)
15 học sinh đứng tập thể dục dưới sự hướng dẫn của một giáo viên trong sân trường. (Nguồn ảnh: China Daily) 

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa

(Kiến Thức) - Những người dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand cách đây hơn 170 năm phải làm các công việc để kiếm sống và dần hòa nhập vào xã hội mới.

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa
Loat anh dan Trung Quoc o New Zealand tu thoi xa xua
 Huang Heting (ảnh trên, người Quảng Đông) là công dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand. Năm 1842, mảnh đất đầu tiên Huang đặt chân tới New Zealand là Nelson với công việc ban đầu là làm quản gia. Năm 1852, là một doanh nhân giàu có, ông chính thức trở thành công dân New Zealand. Ảnh QQ

Tin mới