8 hồng nhan gây họa nổi tiếng Trung Quốc

8 hồng nhan gây họa nổi tiếng Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù trực tiếp hay gián tiếp, những người đàn bà này chính là những hồng nhan gây họa cho sự sụp đổ của một triều đại trong lịch sử TQ. 

Xem toàn bộ ảnh
Muội Hỉ - triều Hạ. Truyền thuyết kể rằng nàng là phi tử của thiên tử cuối cùng triều Hạ. Sau khi lấy vua Kiệt, hưởng thụ xa xỉ, suốt ngày chìm đắm trong ca múa khỏa thân, rượu thịt tràn lan. Tương truyền, nàng thích nghe tiếng “xé vải” nên vua Kiệt đã hạ lệnh hàng ngày phải tiến cung 100 súc vải lụa để xé mua vui, đổi lấy tiếng cười của nàng. Cũng vì hoàng đế mải mê chìm đắm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính, nên muôn dân sống cảnh lầm than, ai oán thấu tận thanh thiên. Cuối cùng, vua Kiệt đã bị bộ lạc Thương tiêu diệt.
Muội Hỉ - triều Hạ. Truyền thuyết kể rằng nàng là phi tử của thiên tử cuối cùng triều Hạ. Sau khi lấy vua Kiệt, hưởng thụ xa xỉ, suốt ngày chìm đắm trong ca múa khỏa thân, rượu thịt tràn lan. Tương truyền, nàng thích nghe tiếng “xé vải” nên vua Kiệt đã hạ lệnh hàng ngày phải tiến cung 100 súc vải lụa để xé mua vui, đổi lấy tiếng cười của nàng. Cũng vì hoàng đế mải mê chìm đắm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính, nên muôn dân sống cảnh lầm than, ai oán thấu tận thanh thiên. Cuối cùng, vua Kiệt đã bị bộ lạc Thương tiêu diệt.
Đát Kỉ - triều Thương: Tương truyền nàng là một mỹ nhân bò cạp, là mối họa lớn về tội dâm dục lưu danh thiên cổ. Nghe nói nàng cũng không khác gì Muội Hỉ, đều là mỹ nhân đệ nhất thiên hạ. Khi vào cung được Trụ vương vô cùng sủng ái nên suốt ngày chỉ chìm đắm trong hưởng lạc mà quên mất giang sơn và cuối cùng thiên hạ bị diệt vong.
Đát Kỉ - triều Thương: Tương truyền nàng là một mỹ nhân bò cạp, là mối họa lớn về tội dâm dục lưu danh thiên cổ. Nghe nói nàng cũng không khác gì Muội Hỉ, đều là mỹ nhân đệ nhất thiên hạ. Khi vào cung được Trụ vương vô cùng sủng ái nên suốt ngày chỉ chìm đắm trong hưởng lạc mà quên mất giang sơn và cuối cùng thiên hạ bị diệt vong.
Bao Tự - triều Chu: được mệnh danh là mỹ nhân không biết cười. Thân thế nàng được miêu tả vô cùng thần kỳ trong “Đông Chu liệt quốc chí”, nhưng trên thực tế cũng chỉ là một tiểu mỹ nhân của bộ lạc “Bao” tiến cống cho Chu U Vương. Vì nàng ít cười nên Chu U Vương tìm mọi cách để đổi lấy tiếng cười của nàng, kể cả việc thường xuyên đốt cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Đến khi quân Khuyển Nhung đánh úp Cảo Kinh, U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng đã không ai tới. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.
Bao Tự - triều Chu: được mệnh danh là mỹ nhân không biết cười. Thân thế nàng được miêu tả vô cùng thần kỳ trong “Đông Chu liệt quốc chí”, nhưng trên thực tế cũng chỉ là một tiểu mỹ nhân của bộ lạc “Bao” tiến cống cho Chu U Vương. Vì nàng ít cười nên Chu U Vương tìm mọi cách để đổi lấy tiếng cười của nàng, kể cả việc thường xuyên đốt cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Đến khi quân Khuyển Nhung đánh úp Cảo Kinh, U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng đã không ai tới. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.
Tây Thi thời Xuân Thu. Đứng ở một góc độ nào đó mà nói thì nàng chính là một “anh hùng” của nước Việt. Nhưng từ góc độ của nước Ngô thì nàng lại là “hồng nhan chi họa”. Nàng chính là con bài chủ chốt trong “mỹ nhân kế” nhằm mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm vui thú, hưởng lạc bên nàng, dần dần mất hết ý chí. Chính vì thế nước Ngô ngày càng suy yếu và đã bị nước Việt phục thù.
Tây Thi thời Xuân Thu. Đứng ở một góc độ nào đó mà nói thì nàng chính là một “anh hùng” của nước Việt. Nhưng từ góc độ của nước Ngô thì nàng lại là “hồng nhan chi họa”. Nàng chính là con bài chủ chốt trong “mỹ nhân kế” nhằm mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm vui thú, hưởng lạc bên nàng, dần dần mất hết ý chí. Chính vì thế nước Ngô ngày càng suy yếu và đã bị nước Việt phục thù.
Lã Trĩ - triều Tây Hán: là Lã hậu của hoàng đế Lưu Bang, tuy không trực tiếp hay gián tiếp khiến nước nhà bị diệt vong nhưng khi tại thế bà ta ra sức ức hiếp Lưu tộc, tìm cách phục dựng Lã tộc nhà mình. Thời cổ đại rất coi trọng việc “gia tộc thống trị” vì thế việc làm của Lã hậu cũng là một điển hình về "gieo mầm tai họa" cho thiên hạ. Hơn nữa, thủ đoạn của Lã hậu vô cùng tàn độc, đối đãi vô cùng thậm tệ với tiểu thiếp của chồng. Tương truyền, khi Lưu Bang chết, bà ta đã cho cắt hết tay chân, móc mắt, cắt hai vành tai, cắt đầu lưỡi của Thích phu nhân.
Lã Trĩ - triều Tây Hán: là Lã hậu của hoàng đế Lưu Bang, tuy không trực tiếp hay gián tiếp khiến nước nhà bị diệt vong nhưng khi tại thế bà ta ra sức ức hiếp Lưu tộc, tìm cách phục dựng Lã tộc nhà mình. Thời cổ đại rất coi trọng việc “gia tộc thống trị” vì thế việc làm của Lã hậu cũng là một điển hình về "gieo mầm tai họa" cho thiên hạ. Hơn nữa, thủ đoạn của Lã hậu vô cùng tàn độc, đối đãi vô cùng thậm tệ với tiểu thiếp của chồng. Tương truyền, khi Lưu Bang chết, bà ta đã cho cắt hết tay chân, móc mắt, cắt hai vành tai, cắt đầu lưỡi của Thích phu nhân.
Điêu Thuyền của Tam Quốc: Nàng cũng gần giống như Tây Thi, cũng là những vật hi sinh cho những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Quốc. Nàng đã dùng nhan sắc của mình mê hoặc và cuối cùng đã đập tan được liên minh hai cha con Đổng Trác và Lã Bố bằng việc kích động cho Lã Bố giết chết Đổng Trác.
Điêu Thuyền của Tam Quốc: Nàng cũng gần giống như Tây Thi, cũng là những vật hi sinh cho những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Quốc. Nàng đã dùng nhan sắc của mình mê hoặc và cuối cùng đã đập tan được liên minh hai cha con Đổng Trác và Lã Bố bằng việc kích động cho Lã Bố giết chết Đổng Trác.
Dương quý phi - triều Đường: Cùng với Điêu Thuyền và Tây Thi, nàng cũng là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Lúc này Đường triều đang thinh vượng. Nhưng do Đường Huyền Tông vô cùng si mê và hết lòng chiều chuộng nàng mà bỏ bê triều chính. Ông ta cũng không tiếc ngân khố để hầu hạ mọi sở thích xa hoa của nàng. Kẻ hầu người hạ nàng lên đến hàng trăm. Các quan lại thì đút lót nàng để thăng quan tiến chức. Triều chính rối ren, thiên hạ loạn lạc, cuối cùng trên đường chạy loạn sang nước Thục để đổi lấy lòng ba quân Đường Huyền Tông phải đau xót ban cho nàng một dải lụa trắng, thắt cổ tự tử.
Dương quý phi - triều Đường: Cùng với Điêu Thuyền và Tây Thi, nàng cũng là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Lúc này Đường triều đang thinh vượng. Nhưng do Đường Huyền Tông vô cùng si mê và hết lòng chiều chuộng nàng mà bỏ bê triều chính. Ông ta cũng không tiếc ngân khố để hầu hạ mọi sở thích xa hoa của nàng. Kẻ hầu người hạ nàng lên đến hàng trăm. Các quan lại thì đút lót nàng để thăng quan tiến chức. Triều chính rối ren, thiên hạ loạn lạc, cuối cùng trên đường chạy loạn sang nước Thục để đổi lấy lòng ba quân Đường Huyền Tông phải đau xót ban cho nàng một dải lụa trắng, thắt cổ tự tử.
Giả Nam Phong - triều Tấn: theo ghi chép trong sử sách, Giả hậu là người vô cùng xấu xí. Dáng người nhỏ thó, sắc mặt xám đen, đuôi lông mày có nốt ruồi lớn. Nhan sắc đã xấu xí, tâm địa lại vô cùng ác độc. Tấn Huệ Đế là một ông vua có trí tuệ chậm phát triển, vì thế, bà ta đã lộng hành thao túng triều chính, khởi nguồn cho cuộc loạn bát vương kéo dài suốt 16 năm khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.
Giả Nam Phong - triều Tấn: theo ghi chép trong sử sách, Giả hậu là người vô cùng xấu xí. Dáng người nhỏ thó, sắc mặt xám đen, đuôi lông mày có nốt ruồi lớn. Nhan sắc đã xấu xí, tâm địa lại vô cùng ác độc. Tấn Huệ Đế là một ông vua có trí tuệ chậm phát triển, vì thế, bà ta đã lộng hành thao túng triều chính, khởi nguồn cho cuộc loạn bát vương kéo dài suốt 16 năm khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.
Khách Thị - triều Minh. Bà vốn là vú nuôi của hoàng đế Minh Hy Tông Chu Do Hiệu. Đồng đảng với bà ta chính là Ngụy Trung Hiền một đại hoạn quan nổi tiếng trong lịch sử. Ngày nhỏ hoàng đế Minh Hy Tông vô cùng yêu quý và hợp với vú nuôi cho nên khi lên ngôi ông đã phong cho bà ta là Phụng thánh phu nhân. Ngụy Trung Hiền cũng được thơm lây nhờ được Khách thị nâng đỡ. Vốn mù chữ dốt nát lại cộng thêm tham lam độc ác, khi có cơ hội leo cao ông ta đã làm lũng đoạn triều chính, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, đồng thời tiêu diệt tất cả những người không cùng phe cánh với mình một cách không khoan nhượng. Chính vì thế mà vương triều nhà Minh dưới thời Minh Hy Tông đã suy tàn, kiệt quệ.
Khách Thị - triều Minh. Bà vốn là vú nuôi của hoàng đế Minh Hy Tông Chu Do Hiệu. Đồng đảng với bà ta chính là Ngụy Trung Hiền một đại hoạn quan nổi tiếng trong lịch sử. Ngày nhỏ hoàng đế Minh Hy Tông vô cùng yêu quý và hợp với vú nuôi cho nên khi lên ngôi ông đã phong cho bà ta là Phụng thánh phu nhân. Ngụy Trung Hiền cũng được thơm lây nhờ được Khách thị nâng đỡ. Vốn mù chữ dốt nát lại cộng thêm tham lam độc ác, khi có cơ hội leo cao ông ta đã làm lũng đoạn triều chính, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, đồng thời tiêu diệt tất cả những người không cùng phe cánh với mình một cách không khoan nhượng. Chính vì thế mà vương triều nhà Minh dưới thời Minh Hy Tông đã suy tàn, kiệt quệ.
Từ Hy thái hậu: Không ai có thể phủ nhận sự sắc sảo và tham vọng của Từ Hy khi một tay thao túng triều chinh trong suốt 47 năm. Nhưng chính bởi sự ích kỷ của mình, bà ta đã khiến Trung Quốc tụt hậu khá xa so với Phương Tây. Nhiều nhà sử học Trung Quốc và hải ngoại thường miêu tả bà như một bạo chúa và chính là người phải chịu trách nhiệm chính cho sự sụp đổ của nhà Thanh.
Từ Hy thái hậu: Không ai có thể phủ nhận sự sắc sảo và tham vọng của Từ Hy khi một tay thao túng triều chinh trong suốt 47 năm. Nhưng chính bởi sự ích kỷ của mình, bà ta đã khiến Trung Quốc tụt hậu khá xa so với Phương Tây. Nhiều nhà sử học Trung Quốc và hải ngoại thường miêu tả bà như một bạo chúa và chính là người phải chịu trách nhiệm chính cho sự sụp đổ của nhà Thanh.

GALLERY MỚI NHẤT