Xem toàn bộ ảnh
1. Mời vũ nữ biểu diễn trong đám tang. Tại khu vực Donghai, Trung Quốc, khác với việc tổ chức đám tang trong đau buồn thì người dân nơi đây lại mời những vũ nữ đến biểu diễn để khuấy động không khí. |
Theo quan niệm của người dân nơi đây, uy tín và danh dự của người quá cố tỷ lệ thuận với số lượng người tham dự đám tang. Vì vậy, thân quyến của họ thường thuê vũ nữ đến biểu diễn để thu hút mọi người đến viếng. Các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu hạn chế việc tổ chức đám tang theo hình thức này. |
2. Khiêu vũ với người chết. Tại Madagascar, người dân sẽ mang thi hài người quá cố từ trong mộ trở về nhà và tổ chức lễ hội có tên Famadihana. Lễ hội này được tổ chức 7 năm/lần. |
Họ tin rằng, thi thể chưa bị phân hủy hoàn toàn đồng nghĩa người quá cố thực sự chưa chết mà vẫn còn liên hệ với người đang sống. Và họ sẽ tiếp tục thể hiện tình yêu của mình với người chết thông qua lễ hội Famadihana. |
3. Táng người chết trên trời. Khí hậu khắc nghiệt cộng thêm đất đai khô cằn toàn đá khiến việc chôn cất người chết gần như không thể diễn ra như bình thường. Người dân thường chặt nhỏ thi thể người chết rồi trộn với bột. Sau đó, họ đem chúng tung lên trời cho chim ăn, chủ yếu là kền kền. |
Người dân Tây Tạng tin rằng, cơ thể người quá cố chỉ là một con tàu dành cho các linh hồn và nó nên trở về với thiên nhiên. Vì vậy, người ta mới tổ chức và duy trì tập tục này. |
4. Đám tang như ngày hội ở Indonesia. Người Toraja sống ở khu vực phía Nam Indonesia thường tổ chức đám tang cho người quá cố như một lễ hội, ăn uống tưng bừng và diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng. Họ sẽ chôn cất người chết sau vài tuần, vài tháng hay thậm chí cả năm. |
Người Toraja mời đông đảo người dân, khách du lịch tới nhà tham dự nghi lễ và ăn uống linh đình. Người dân nơi đây tin rằng, đám tang càng lớn càng chứng tỏ người quá cố có cuộc sống tốt đẹp. Sau khi chuẩn bị đầy đủ để tiễn đưa người quá cố sang thế giới bên kia, họ sẽ mai táng thi thể trong một ngôi mộ, hang động hoặc treo quan tài trên vách đá. |
5. Biến tro cốt người chết thành kim cương nhân tạo. Công ty LifeGem ở bang Missouri, Mỹ đã đưa ra một lựa chọn mới cho hoạt động mai táng. Theo đó, LifeGem cần ít nhất 226,8g tro của người chết để làm thành một viên kim cương. Giá làm kim cương dao động trong khoảng 2.500 USD cho viên kim cương 0,25 carat và khoảng 14.000 USD cho viên kim cương 1 carat. |
Việc chuyển tro của người thân thành kim cương được xem là cách để tưởng nhớ người quá cố, bởi kim cương là vĩnh cửu. |
6. Những chiếc quan tài tưởng tượng. Tại Teshi, Ghana, người dân thường chôn cất người chết trong những chiếc quan tài có hình dáng kỳ lạ như vỏ lon Coca, hình trái cây, điện thoại di động… Chúng được gọi là “fantasy coffins” (quan tài tưởng tượng). |
Người Ghana tin rằng, người quá cố vẫn tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia nên vẫn cần sử dụng những vật dụng thường ngày. Mỗi chiếc quan tài như thế có giá khoảng 400 USD. |
7. Tục ăn xương người chết Endocannibalism. Một vài bộ lạc sống ở Nam Mỹ và Australia được cho là đã thực hiện nghi lễ rùng rợn này. Trong nghi lễ Endocannibalism, những người còn sống sẽ ăn xương của người thân đã chết. Mục đích của tập tục này là nhằm "hấp thụ" tất cả mọi thứ thuộc về người đã khuất từ thể chất đến tinh thần. |
Theo nhà nhân chủng học Napolean Changon, cộng đồng Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn duy trì tập tục ăn tro và xương của người chết sau khi hoả táng. |
8. Tự ướp xác. Một số nhà sư Sokushinbutsu ở Nhật Bản không những chuẩn bị sẵn sàng để viên tịch mà còn thực hiện các nghi thức tự ướp xác vô cùng độc đáo. Đầu tiên, các nhà sư thực hiện chế độ ăn uống thanh tịnh với các loại hạt và trái cây, ăn ít tinh bột…nhằm loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. |
Tiếp theo, họ chuyển sang chế độ ăn vỏ cây, rễ và uống một loại trà độc trong thời gian 1.000 ngày để loại bỏ nước khỏi cơ thể. Cuối cùng, các nhà sư sẽ bước vào một ngôi mộ đá và ngồi trong tư thế giống như Đức Phật tọa lạc trên đài sen và chờ đợi cái chết. |