Anh Nguyễn Văn Tuyến (giữa) cho biết con đường khởi nghiệp còn nhiều chông gai phía trước |
Bên cạnh những sản phẩm là chén, dĩa, muỗng,... anh còn sản xuất cả giày nam và nữ từ mo cau |
Anh Nguyễn Văn Tuyến (giữa) cho biết con đường khởi nghiệp còn nhiều chông gai phía trước |
Bên cạnh những sản phẩm là chén, dĩa, muỗng,... anh còn sản xuất cả giày nam và nữ từ mo cau |
Với nhiều người mo cau chỉ là rác, đem vứt đi, còn anh Nguyễn Văn Tuyên (Phú Yên) lại biến chúng thành các sản phẩm có giá trị cao trong đời sống và bảo vệ môi trường.
Mới đây, anh đã bán ra thị trường các sản phẩm như bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau thu hút nhiều người quan tâm.
Trước đây, anh tìm hiểu thấy các sản phẩm làm từ mo cau chủ yếu bên nước ngoài. Trong khi đó, nước ta chưa thấy có cơ sở nào sản xuất các sản phẩm này.
Hơn nữa, anh biết được một vùng ở Quảng Ngãi trồng rất nhiều cau, những chiếc mo cau đều đem vứt đi. Điều đó đã hối thúc anh tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu để tận dụng nguồn nguyên liệu này, giúp người dân có thêm thu nhập và đem ra thị trường sản phẩm bảo vệ môi trường.
Thời gian đầu mới làm, anh đã phải mất “học phí” khá nhiều vì không có ai hướng dẫn, tự tìm hiểu nên làm ra nhiều sản phẩm lỗi.
Không chỉ thế, việc thu mua nguyên liệu cũng là vấn đề khó khăn trong khi bắt đầu làm. Hiện tại, anh đã có thể thu gom được nhưng số lượng chưa có nhiều.
Mặt khác, đầu ra của sản phẩm cũng khiến anh thấy lo lắng. Hiện tại, anh chỉ bán cho các cơ sở trong nước thuộc các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An..., chưa có sản phẩm nào xuất khẩu sang nước ngoài.
“Hiện, số lượng sản xuất ra chưa nhiều, chưa thể bày bán rộng rãi và cũng chưa có đủ số lượng để xuất sang nước ngoài”, anh cho hay.
Anh cho biết những khó khăn này qua thời gian sẽ qua hết. Vì thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên mọi thứ còn mới mẻ, chưa thể diễn ra suôn sẻ được.
Sau 1 tháng hoạt động, xưởng của anh hiện tại đã sản xuất được khoảng trên 1000 sản phẩm làm từ mo cau mỗi ngày.
Theo anh, những sản phẩm này được làm từ máy nhưng không sản xuất hàng loạt được. Mỗi lần chỉ làm một sản phẩm, khi nào xong mới chuyển làm sản phẩm tiếp theo.
Giá mỗi sản phẩm cũng không quá cao, những chiếc đĩa, thìa hay bát... giá dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/chiếc.
Thời gian tới, anh dự định sẽ sản xuất thêm các sản phẩm như quạt mo cau và dép mo cau có khắc tên các khu du lịch để phục vụ cho du khách nước ngoài đến nước ta.
Theo anh, những sản phẩm này có thể tái sử dụng được nhiều lần nếu đựng các đồ khô như trái cây, túi bánh, kẹo... Còn đựng thức ăn có nước, các sản phẩm làm từ mo cau có thể biến dạng và chỉ sử dụng được một lần.
Những chiếc bát, đĩa, thìa... làm từ mo cau này có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế, khách hàng có thể mua về cất đi và dùng dần.
Chén đĩa mo cau xuất khẩu
Ở vùng nông thôn, trước kia mo cau dùng để làm quạt. Nhưng từ khi có quạt điện, mo cau trở nên vô dụng, chờ cho khô rồi đốt bỏ. Hiện nay, khi mọi người đang nỗ lực giảm rác thải nhựa thì những chiếc mo cau trở thành thứ thân thiện với môi trường, có thể làm ra sản phẩm mang lại giá trị cao.