9 tháng lãi 9.700 tỷ đồng, Agribank xin tăng vốn thêm 20.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Trong 9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 9.700 tỷ đồng, thực hiện được 88% kế hoạch năm (11.000 tỷ đồng).

Theo Agribank, nhờ vào đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận, sự đóng góp của Agribank đối với ngân sách nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank trước thềm cổ phần hóa.

Đến 30/9/2019, tổng tài sản Agribank đạt 1,39 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1,28 triệu tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt  trên 1,12 triệu tỷ đồng. Trong đó dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ và nguồn vốn chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Mới đây, Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất châu Á về quy mô tài sản (theo The Asean Banker). Như vậy, mục tiêu trở thành một trong 150 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất khu vực châu Á vào cuối năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN giao đã được Agribank thực hiện xong sớm trước thời hạn đề ra.

Hiện nay, Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện cổ phần hóa Agribank theo chỉ đạo của Chính phủ.

9 thang lai 9.700 ty dong, Agribank xin tang von them 20.000 ty dong
 

Theo thông tin của Dân Việt, ong Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, Agribank hiện là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, trong 5 năm qua quy mô về tổng tài sản tăng trên 2 lần so với năm 2015 nhưng chưa được ngân sách cấp bổ sung vốn điều lệ.

 Hiện nay vốn điều lệ Agribank 30.518 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm 4 NHTM nhà nước (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tiệm cận mức tối thiểu theo quy định của NHNN.

Mặc dù Agribank đã chủ động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp II, tuy nhiên theo quy định thì chỉ được tính tối đa 50% vốn tự có. “Do vậy, nếu không được cấp vốn bổ sung, Agribank sẽ không thể cung cấp vốn cho nền kinh tế vào kể từ quý II/2020 mặc dù nhà băng này có nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế và khả năng nguồn của Agribank hoàn toàn có thể đáp ứng”, ông Vượng phân tích.

Đối với vấn đề cổ phần hóa, ngày 15/8/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, theo đó Agribank phải hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp vào năm 2020.

Tuy nhiên, ông Phạm Toàn Vượng cho rằng, do sự khác biệt về quy mô tài sản, mạng lưới, con người cũng như thực tế về việc phê duyệt Phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất của Agribank hiện nay thì việc thực hiện đúng tiến độ cổ phần hóa là hết sức khó khăn.

Từ những thực tế trên, Agribank kiến nghị, Chính phủ và NHNN sớm xem xét cấp bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước cho Agribank theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt và lộ trình đã báo cáo NHNN.

Hàng loạt khách mất tiền tại Agribank: Phó Thống đốc NHNN nói gì?

(Kiến Thức) - Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay khi có thông tin phản ánh  hàng loạt khách mất tiền tại Agribank, Agribank cũng đã rà soát và thực hiện khóa 53 thẻ.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc hàng loạt khách mất tiền tại Agribank thời gian vừa qua cũng như mức độ an toàn thẻ của Việt Nam so với các nước trong ASEAN hiện nay thế nào?, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NNHH) Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay khi khách hàng có thông tin phản ánh, Agribank cũng đã rà soát và thực hiện khóa 53 thẻ.
“Sau quá trình rà soát, theo báo cáo của Agribank, có 12 khách hàng bị mất tiền. Cập nhật đến ngày hôm nay, Agribank đã thực hiện trả tiền cho 8 khách hàng, số khách hàng còn lại Agribank tiếp tục tra soát để sớm trả tiền cho các chủ thẻ”, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Vietcombank, Agribank và nhiều DNNN thuộc diện kiểm toán năm 2020

(Vietnamdaily) - Vietcombank, Agribank, Bảo hiểm Bảo Minh, Ngân hàng chính sách Xã hội... là nhóm các tổ chức tài chính - ngân hàng thuộc diện kiểm toán.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kế hoạch năm 2020, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm toán 146 cuộc, giảm 44 cuộc so với kế hoạch kiểm toán đầu năm 2019.

Vietcombank, Agribank va nhieu DNNN thuoc dien kiem toan nam 2020
 

Với lĩnh vực ngân sách Nhà nước (NSNN), ngoài kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2019 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan kiểm toán dự kiến thực hiện tại 12 bộ, cơ quan trung ương và 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kiểm toán Nhà nước cũng dự kiến thực hiện 9 cuộc tập trung vào các các chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu và hoạt động tín dụng cho người nghèo, nhà ở xã hội...

Với lĩnh vực chuyên đề, cơ quan này lựa chọn 19 cuộc kiểm toán chuyên đề, gồm: 2 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng và các chương trình - dự án thuộc lĩnh vực an sinh - xã hội, phát triển kinh tế vùng, việc quản lý tài nguyên, khoáng sản và một số chuyên đề về công tác quản lý thu ngân sách và  quản lý đầu tư xây dựng cơ bản...

Về đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 34 cuộc tại các dự án đầu tư lớn, được dư luận quan tâm như: các dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ thiêm TP HCM; đầu tư xây dựng đường vành đai II, III thành phố Hà Nội; các tuyến đường trên tuyến Quốc lộ 1A; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; các dự án thủy lợi (Hồ chứa nước Đồng Mít; hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; hồ chứa nước Sông Lũy, Bắc sông Chu - Nam sông Mã; đập ngăn mặn sông Hiếu; hồ chứa nước Mỹ Lâm; hồ chứa nước sông Chò I), dự án vệ sinh môi trường TP HCM; đường dây 500kV Long Phú - Ô Môn; nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 và dự án đường sắt đô thị Hà Nội...

Với lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 16 cuộc, gồm Ngân hàng Nhà nước, 12 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 3 ngân hàng thương mại như Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bảo hiểm Bảo Minh…

Về lĩnh vực quốc phòng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến tổ chức 9 cuộc, gồm 5 đơn vị dự toán, 3 doanh nghiệp, 1 dự án đầu tư. Về lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng cơ quan tổ chức, kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 5 cuộc tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; 27 công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 21 tỉnh ủy, thành ủy; khối các học viện, nhà trường thuộc Bộ Công an và khối các đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Công an.