Trong hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” ngày 26/5, chia sẻ về sự cố y khoa trong lĩnh vực thẩm mỹ, theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW, tại các cơ sở chui này, người thực hiện không phải là bác sĩ, điều dưỡng mà là những người không có trình độ y khoa.
95% sự cố thẩm mỹ do đi làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ “chui” |
Nhiều trường hợp tiêm filler (chất làm đầy), tổ chức phẫu thuật nâng mũi, nâng ngực… và gây ra những tai biến, những sự cố y khoa nghiêm trọng, đáng tiếc cho bệnh nhân.
Ví dụ như trường hợp lật mi mắt nặng, không thể nhắm lại sau 10 lần mổ thất bại tại một spa ở Bến Tre. Trường hợp bệnh nhân nâng mũi thủng trụ vách ngăn tại một cơ sở không phải spa, không phải thẩm mỹ viện ở Lâm Đồng. Hay bệnh nhân bị hoại tử mặt do tiêm filler má tại một spa ở Quận 4 hay trường hợp spa ở Quận 6 tự tiêm filler tại nhà gây hoại tử mông.
Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW, tại các cơ sở chui này, người thực hiện không phải là bác sĩ, điều dưỡng mà là những người không có trình độ y khoa. |
Theo các chuyên gia, hiện tại các biến chứng trong tiêm filler, chất tan mỡ vào mông, bụng là nghiêm trọng nhất. Khi người thực hiện không phải chuyên gia y tế, tiêm vào người các chất không rõ nguồn gốc, các chất sẽ chạy khắp nơi trong mô, mô mỡ, lớp biểu bì, cơ, mạch máu và gây hoại tử.
Có trường hợp hoại tử bụng tới 15 lỗ do tiêm chất tan mỡ không rõ nguồn gốc.
Dù đã có trường hợp tai biến, nhưng do quảng cáo chất tan mỡ này có công dụng “thần kỳ” khiến nhiều người tin tưởng để tiêm.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, xử lý các sai phạm như “tự ý dùng dao kéo can thiệp vào cơ thể con người khi không có chuyên môn” còn quá nhẹ đối với các trường hợp thẩm mỹ “chui”. Cơ quan chức năng cũng cần tăng cường giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cho rằng, công khai những sai sót y khoa một cách đầy đủ được chứng minh là có hiệu quả đối với trách nhiệm pháp lý và việc chi trả chi phí.
Sự cố y khoa rất phong phú từ trong phẫu thuật - thủ thuật, liên quan đến chăm sóc và quản lý bệnh nhân, liên quan đến thuốc và thiết bị, môi trường…
Công khai những sai sót y khoa một cách đầy đủ được chứng minh là có hiệu quả đối với trách nhiệm pháp lý và việc chi trả chi phí. |
Theo BSCKII Bùi Nguyễn Thành Long, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TPHCM, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sự cố y khoa là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình tỷ lệ bị sự cố y khoa trong các cơ sở y tế là 8%, trong đó 83% có thể phòng ngừa được và 30% dẫn đến tử vong. Khoảng 2/3 sự cố y khoa xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình.
(Nguồn: THĐT)