Á hậu từng có mối tình với Trịnh Công Sơn, ở ẩn giờ ra sao?

Sau quãng thời gian ở ẩn, Trần Vân Anh đã quyết định trở lại bằng một album mang tên Bốn mùa và em, trong đó thể hiện 10 ca khúc trữ tình kinh điển về mùa.

Trần Vân Anh từng đoạt danh hiệu Á hậu 1 trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Toàn quốc Báo Tiền phong 1990 (tên cũ của Hoa hậu Việt Nam) diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Năm đó, Hoa hậu thuộc về Nguyễn Thị Diệu Hoa, Á hậu 2 là Trần Thu Hằng. Cô là thí sinh được đánh giá cao hơn về nhan sắc và chiều cao khi cô sở hữu hình thể 1m70 cùng số đo ba vòng đạt chuẩn lần lượt là 90- 60- 90 tuy nhiên lại thua về phần thi ứng xử trước Diệu Hoa.

Á hậu Trần Vân Anh sinh năm 1970. Cô từng là một tiếp viên hàng không. Sau khi được có danh hiệu tại Hoa hậu Việt Nam năm 1990, cô trở thành một người mẫu sáng giá của làng giải trí. Tuy nhiên, một thời gian sau cô đã biến mất và không còn tham gia bất cứ hoạt động nào trong showbiz.

A hau tung co moi tinh voi Trinh Cong Son, o an gio ra sao?

Á hậu 1 Trần Vân Anh  

Bên cạnh danh hiệu sắc đẹp, Trần Vân Anh còn được biết đến là người yêu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo lời các thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi kể lại, ngay từ cái nhìn đầu tiên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã "mê mẩn" trước vẻ đẹp lai Tây của Vân Anh kèm theo lời trầm trồ: "Đẹp quá!". Tình cảm của họ sâu đậm đến mức cả hai từng tính tới chuyện đám cưới nhưng lại tan đàn xẻ nghé mà không rõ lí do.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mất rất nhiều năm mới nguôi ngoai nỗi nhớ Trần Vân Anh. Cô đã trở thành cảm hứng để ông cho ra đời câu hát đầy day dứt: "Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ/Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm..." nằm trong ca khúc Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Sau chuyện tình này, nàng Á hậu cũng rời làng giải trí và "biến mất".

A hau tung co moi tinh voi Trinh Cong Son, o an gio ra sao?-Hinh-2
A hau tung co moi tinh voi Trinh Cong Son, o an gio ra sao?-Hinh-3

Á hậu 1 này từng có mối tình với Trịnh Công Sơn.

A hau tung co moi tinh voi Trinh Cong Son, o an gio ra sao?-Hinh-4

Hình ảnh hiếm hoi ở thì hiện tại của Trần Vân Anh.

Sau quãng thời gian ở ẩn, Trần Vân Anh đã quyết định trở lại bằng một album mang tên Bốn mùa và em, trong đó thể hiện 10 ca khúc trữ tình kinh điển về mùa của các nhạc sĩ quen thuộc như Văn Cao (Mùa xuân đầu tiên), Ngô Thụy Miên (Mùa thu cho em), Lê Hựu Hà (Vào hạ), Đức Huy (Mùa đông sắp đến trong thành phố)... Nhưng cô vẫn không chia sẻ thêm về đời tư.

Nét đặc biệt phố đi bộ mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Đêm nghệ thuật "Có những con đường" - lấy theo tên một tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã khởi động lại phố đi bộ trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội).

Nét đặc biệt phố đi bộ mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Net dac biet pho di bo mang ten nhac si Trinh Cong Son

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn được khai trương tháng 5/2018, dài 900 m nằm gần khu Công viên nước Hồ Tây, quận Tây Hồ. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 2 năm qua, phố đi bộ dừng hoạt động. Ảnh: Duy Phạm.

Net dac biet pho di bo mang ten nhac si Trinh Cong Son-Hinh-2

Để chuẩn bị cho việc hoạt động trở lại, một số hạng mục được sửa chữa, trang trí. Do gắn với tên tuổi của cố nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn, tại khu vực phố đi bộ, nhiều hình ảnh, nội dung trang trí liên quan đến vị nhạc sĩ này. Ảnh: Duy Phạm

Mỹ nhân trong giai thoại "quay xe" đám cưới của Trịnh Công Sơn là ai?

Michiko Yoshii là nàng thơ đặc biệt trong cuộc đời Trịnh Công Sơn. Vai diễn này do một cô gái Nhật Bản thủ vai.

Mỹ nhân trong giai thoại "quay xe" đám cưới của Trịnh Công Sơn là ai?

Cuối thập niên 80, khi đang là sinh viên ở Paris, cô gái Nhật Bản Michiko Yoshii dành tình yêu lớn với văn hóa, ngôn ngữ và con người Việt Nam - trong đó có âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

Lúc này, nhạc sĩ họ Trịnh đã ngoài 40 tuổi và chưa một lần kết hôn, dù trước đó xung quanh ông là biết bao nàng thơ. Michiko yêu nhạc Trịnh đến nỗi dù đã có bằng cao học về văn hóa Nhật Bản, cô vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài cao học nghiên cứu về âm nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

Cảnh đẹp xứ Huế, Đà Lạt trong phim về Trịnh Công Sơn

Nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở Huế và Đà Lạt (Lâm Đồng) được chọn làm bối cảnh cho những thước phim tái hiện cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cảnh đẹp xứ Huế, Đà Lạt trong phim về Trịnh Công Sơn

Canh dep xu Hue, Da Lat trong phim ve Trinh Cong Son

Nhà thờ Phủ Cam xuất hiện phía xa xa trong phân đoạn Trịnh Công Sơn tìm kiếm bóng dáng nàng thơ Bích Diễm dưới mưa. Xuất hiện trong vài giây nhưng hình ảnh nhà thờ quen thuộc đủ khiến những người yêu mến xứ Huế nhận ra ngay.

Canh dep xu Hue, Da Lat trong phim ve Trinh Cong Son-Hinh-2

Canh dep xu Hue, Da Lat trong phim ve Trinh Cong Son-Hinh-3

Nhà thờ Phủ Cam (tên đầy đủ là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam) tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. Khoảng thế kỷ 17, Phủ Cam nằm ven bờ sông đào An Cựu là nơi ở dành cho con trai của các chúa Nguyễn. Đến thời Nguyễn, đây vẫn là nơi được nhiều hoàng thân triều Nguyễn lựa chọn để xây dựng phủ đệ. Lịch sử hình thành nhà thờ này bắt đầu từ những năm 1682, dưới thời các chúa Nguyễn với xuất phát điểm là ngôi nhà nguyện tranh tre do linh mục Langlois dựng nên. Nhà thờ trải qua nhiều lần xây dựng, thay đổi về kiến trúc. Diện mạo hiện tại được tu sửa dựa trên công trình do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Đây là địa điểm quen thuộc với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến xứ Huế. Ảnh: iamkoo5.

Tin mới