(Kiến Thức) - Dmitri Polyakov là điệp viên hai mang nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh khi làm việc cho cả tình báo Mỹ và Liên Xô. Với thân phận đặc biệt, Polyakov “bán đứng ” cho Mỹ gần 169 điệp viên Liên Xô. Đây được coi là tổn thất lớn đối với tình báo Liên Xô.
Tâm Anh (theo History)
Xem toàn bộ ảnh
Điệp viên hai mang Dmitri Polyakov là một nhân vật được biết đến nhiều trong giới tình báo Liên Xô và Mỹ.
Sinh năm 1921 tại Ukraine, Polyakov gia nhập quân đội Liên Xô và phục vụ trong Chiến tranh thế giới 2.
Về sau, Polyakov được Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) - đơn vị bí mật lớn nhất của lực lượng vũ trang nước này tuyển dụng.
GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi ban đầu là Cục Điều phối Các cơ quan Tình báo quân đội. Cơ quan tình báo này chịu sự quản lý của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
Nhiệm vụ của Polyakov giống như nhiều điệp viên khác của Liên Xô là do thám, tìm hiểu và thu thập các thông tin bí mật về nước Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực quân sự, chính trị.
Tình báo Mỹ cũng làm điều tương tự với Liên Xô. Đến năm 1961, Polyakov được Cục tình báo trung ương (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) của Mỹ bí mật tuyển dụng.
Theo đó, Polyakov trở thành điệp viên hai mang làm việc cho cả Liên Xô và Mỹ. Dù làm gián điệp cho Mỹ nhưng Polyakov vẫn coi mình là một người yêu nước Nga.
Theo một số tài liệu, Polyakov được trả khoảng 3.000 USD/năm khi làm tình báo cho Mỹ. Polyakov không nhận tiền mặt. Thay vào đó, điệp viên hai mang này nhận súng săn và các dụng cụ câu cá.
Kể từ năm 1961 - 1980, Polyakov “bán đứng” cho Mỹ 19 điệp viên Liên Xô và 150 điệp viên người nước ngoài của KGB. Sự việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng tình báo của Liên Xô.
Đến năm 1986, Polyakov bị Liên Xô bắt giữ vì tội làm gián điệp cho Mỹ trong suốt 25 năm. Vì vậy, vào năm 1987, Polyakov bị Toà án quân sự Liên Xô kết tội tử hình. Điệp viên 2 mang này bị xử bắn năm 1988.
Video: Nguồn gốc chất độc trong vụ cựu điệp viên hai mang (nguồn: VTC1)