Ai là chủ của Vimedimex Group đầu tư The Eden Rose bị tố xây vượt tầng?

(VietnamDaily) - Vimedimex Group tiền thân là Công ty Y Dược Vimedimex do bà Nguyễn Thị Loan làm Chủ tịch. Khi mới thành lập, Vimedimex Group có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. 

Vừa qua, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa có văn bản báo cáo về những "lùm xùm" liên quan đến Dự án Nhà ở thấp tầng, khu cây xanh công cộng kết họp hồ nước và các chức năng khác (tên thương mại là The Eden Rose) tại xã Thanh Liệt do Công ty CP đầu tư Bất động sản Thanh Trì thuộc Vimefulland (thương hiệu bất động sản của Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) làm đại diện chủ đầu tư.
Theo UBND huyện Thanh Trì, trong quá trình triển khai dự án The Eden Rose, Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Thanh Trì đã cho xây dựng công trình “Trường mầm non” không phép.
Ai la chu cua Vimedimex Group dau tu The Eden Rose bi to xay vuot tang?
 Dự án The Eden Rose của Vimedimex Group. Ảnh: Tiền phong
Dù mới lấn sân sang bất động sản bằng việc lập ra thương hiệu Vimefulland vào năm 2016, song vài năm gần đây Vimedimex Group đang nổi lên là một trong những đại gia địa ốc mới nổi.
Đáng chú ý nhất là việc công ty cổ phần Tập đoàn Vimedimex (Vimedimex Group) thâu tóm thành công 3 khu đất vàng ở khu đô thị Ciputra để phát triển các chung cư cao tầng, biệt thự, condotel…
Theo Dân Việt, Vimedimex Group tiền thân là Công ty Y Dược Vimedimex (VMD), một công ty Nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2006. Đây là một trong những công ty lớn trên thị trường kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế với doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi năm.
Khi mới thành lập, Vimedimex Group có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng với 8 cổ đông sáng lập, gồm có 5 tổ chức và 3 cá nhân.
Tuy nhiên, đa phần đều do nhóm 3 cá nhân là người từ Vimedimex (VMD) là bà Nguyễn Thị Loan (Chủ tịch VMD), ông Trần Văn Kỳ (thành viên HĐQT VMD) và ông Nguyễn Tiến Hùng (Phó chủ tịch VMD) sở hữu.\

Video: Nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp. Nguồn: Youtube. 

Ai la chu cua Vimedimex Group dau tu The Eden Rose bi to xay vuot tang?-Hinh-2
 Bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch VMD. Ảnh: Dân Việt.
Trong đó nhóm công ty bà Nguyễn Thị Loan đại diện gồm Công ty TNHH BĐS Vimedimex Hòa Bình (1%), CTCP Đầu tư và Phát Triển Hòa Bình (8%); nhóm công ty do ông Trần Văn Kỳ đại diện là Công ty BV Pharma (10,6%), Công ty CP Kinh doanh vàng quốc tế (18%); Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex (10%) do ông Nguyễn Tiến Hùng đại diện; và 3 cá nhân là bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 7,6%, ông Trần Văn Kỳ sở hữu 7,4% và ông Nguyễn Tiến Hùng sở hữu 7,4%. Ông Trần Văn Kỳ hiện đang là ông chủ chuỗi dự án BĐS Hateco như Hateco Hoàng Mai, Hateco Apolo (Nam Từ Liêm), Hateco Laroma (Láng Hạ), Hateco Green Park (Mỹ Đình), Hateco Green City (Xuân Phương)…
Sau đó, Vimedimex Group liên tục thay đổi về cổ đông. Tại lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 11 vào tháng 4/2015 thì xuất hiện Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm thay Công ty CP Đầu tư kinh doanh vàng quốc tế sở hữu 18% tại đơn vị này. Công ty CP bất động sản Hồ Gươm có trụ sở tại số 83 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, HN do ông Quản Xuân Dũng là người đại diện pháp luật.
Đầu năm 2017, vốn điều lệ của Vimedimex Group tăng lên 2.400 tỷ đồng, lúc này bà Loan nắm giữ 46%, BĐS Hồ Gươm nắm 18%...
Đáng chú ý, đến những tháng cuối năm 2017, Vimedimex tiếp tục có sự biến động về cơ cấu sở hữu, bà Nguyễn Thị Loan không còn sở hữu cổ phần tại Vimdimex Group song bà Loan vẫn là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở tập đoàn này.
Lê Xuân Tùng được biết đến là con trai của bà Nguyễn Thị Loan (Chủ tịch VMD). Ông Tùng chính là cổ đông lớn của Vimedimex với tỷ lệ sở hữu 7,39%.
Ngoài ra, Lê Xuân Tùng còn là cổ đông góp 10,73% vốn điều lệ (tương đương 482,85 tỷ đồng) tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng, doanh nghiệp được giao làm 1,6km đường đổi lấy 60ha đất vàng Hà Nội gây xôn xao dư luận vừa qua.
Năm 2017, con trai Chủ tịch Vimedimex đã thâu tóm thành công Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Đông Sơn – Chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Sơn Đông. Đây được cho là kế hoạch mở rộng quỹ đất của Vimedimex tại Thủ đô.
Là cổ đông lớn của VMD, góp 482,85 tỷ ở đô thị Vĩnh Hưng và sở hữu Công ty Đông Sơn, khối tài sản của Lê Xuân Tùng ước tính xấp xỉ con số 1.000 tỷ đồng ở tuổi 22 - độ tuổi vừa học xong đại học.

Hà Nội: Thu hồi hàng loạt dự án nhà ở và 4 khu đô thị

Thành phố Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra, theo dõi, xử lý với 39 dự án bị chấm dứt hoạt động, vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Trong đó kiến nghị thu hồi có nhiều công trình xây dựng nhà ở, bốn dự án khu đô thị.

Ha Noi: Thu hoi hang loat du an nha o va 4 khu do thi
Kiến nghị thu hồi hàng loạt dự án nhà ở, và 4 khu đô thị. Ảnh: minh họa. 
Theo đó, Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ công bố công khai nhóm 16 dự án đã chấm dứt hoạt động, trong số này có một số đã xong thủ tục như: Dự án xây dựng trụ sở văn phòng làm việc và cho thuê tại 19 Lê Thanh Nghị; toà nhà hỗn hợp văn phòng làm việc và cho thuê 53E Hàng Bài; Bệnh viện Đa khoa Quang Trung tại đường Tam Trinh; Nhà ở để bán cho cán bộ nhân viên tại 13 Nguyễn An Ninh; Khu văn phòng tại 18 Cao Bá Quát.

Dự án “ma” nào gây chấn động thị trường bất động sản 2018?

(VietnamDaily) - 2018 có thể coi là năm bùng nổ của các dự án "ma". Hàng loạt dự án rao bán rầm rộ ngay cả khi chưa được cấp phép. Có dự án bán đất đã 15 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giao nền cho khách. 

Loạt dự án "ma" của Alibaba