Ai là “nhà bác học điên” vĩ đại nhất thế giới?

Ai là “nhà bác học điên” vĩ đại nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Trải qua những năm tháng cuối đời nghèo khổ, cô đơn vì bị coi là "nhà bác học điên", phải đến thế kỷ sau khi qua đời, tầm vóc của thiên tài khoc học này mới được ghi nhận xứng đáng.

Xem toàn bộ ảnh
 Nikola Tesla (1856-1943, người Mỹ gốc Serbia) là một nhà phát minh vĩ đại, được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông cũng bị người đời coi là một “nhà bác học điên” khi còn sống.
Nikola Tesla (1856-1943, người Mỹ gốc Serbia) là một nhà phát minh vĩ đại, được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông cũng bị người đời coi là một “nhà bác học điên” khi còn sống.
Ông phải chịu điều tiếng này vì những tuyên bố khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điển hình là vào năm 1893, Nikola Tesla nói với các phóng viên rằng cỗ máy dao động do ông sáng chế đã gây ra những trận động đất ở New York.
Ông phải chịu điều tiếng này vì những tuyên bố khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điển hình là vào năm 1893, Nikola Tesla nói với các phóng viên rằng cỗ máy dao động do ông sáng chế đã gây ra những trận động đất ở New York.
Từ những năm 1890 đến 1906, Nikola Tesla đã dành rất nhiều thời gian và tài sản của mình cho một loạt các dự án phát triển công nghệ truyền tải điện mà không cần dây dẫn. Với mặt bằng công nghệ thời điểm đó, điều này là bất khả thi, nên dự án của ông bị coi là viễn tưởng.
Từ những năm 1890 đến 1906, Nikola Tesla đã dành rất nhiều thời gian và tài sản của mình cho một loạt các dự án phát triển công nghệ truyền tải điện mà không cần dây dẫn. Với mặt bằng công nghệ thời điểm đó, điều này là bất khả thi, nên dự án của ông bị coi là viễn tưởng.
Ngoài ra, tính cách của Nikola Tesla cũng khá lập dị. Ông bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và không chịu chạm vào bất cứ vật gì có dấu vết nhỏ nhất của bụi bẩn. Ông cũng từ chối liên lạc bất cứ kỳ ai, điều khó có thể chấp nhận với một kỹ sư.
Ngoài ra, tính cách của Nikola Tesla cũng khá lập dị. Ông bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và không chịu chạm vào bất cứ vật gì có dấu vết nhỏ nhất của bụi bẩn. Ông cũng từ chối liên lạc bất cứ kỳ ai, điều khó có thể chấp nhận với một kỹ sư.
Nikola Tesla đã phải trải qua những năm cuối đời trong hoàn cảnh nghèo khó, bị cộng đồng khoa học nhạo báng và cô lập. Ông qua đời năm 86 tuổi trong tại một khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
Nikola Tesla đã phải trải qua những năm cuối đời trong hoàn cảnh nghèo khó, bị cộng đồng khoa học nhạo báng và cô lập. Ông qua đời năm 86 tuổi trong tại một khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
Dù vậy, nửa thế kỷ sau khi qua đời, tầm vóc của Nikola Tesla đã được ghi nhận. Ông được coi là ông tổ của hệ thống phát điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế.
Dù vậy, nửa thế kỷ sau khi qua đời, tầm vóc của Nikola Tesla đã được ghi nhận. Ông được coi là ông tổ của hệ thống phát điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế.
Trên phương diện văn hóa, Nikola Tesla trở thành nguồn cảm hứng cho các cuốn sách, tác phẩm điện ảnh thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ lịch sử đến khoa học viễn tưởng.
Trên phương diện văn hóa, Nikola Tesla trở thành nguồn cảm hứng cho các cuốn sách, tác phẩm điện ảnh thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ lịch sử đến khoa học viễn tưởng.

GALLERY MỚI NHẤT