Trong bối cảnh nhiều nguồn tin không chính thức nghi ngờ rằng máy bay Nga rơi ở Ai Cập bị đánh bom, nhiều chuyên gia lại nhớ tới vụ tai nạn máy bay TWA mang số hiệu chuyến bay là 800. Máy bay này phát nổ không lâu sau khi rời khỏi thành phố New York năm 1996. Vụ tai nạn đã làm dấy lên nhiều giả định rằng, có bàn tay của khủng bố trong vụ này. Tuy nhiên, một cuộc điều tra kéo dài kết luận rằng, nguyên nhân vụ nổ máy bay trên là do chập mạch điện qua đó làm lan tới một bình đựng nhiên liệu.
Tuy nhiên, nếu đúng máy bay Nga bị khủng bố đánh bom thật thì sẽ có nhiều giả thuyết tiềm năng quanh việc này.
Trước tiên, sự nghi ngờ ngay lập tức đổ dồn về phía các nhóm bạo động hoạt động tích cực nhất ở bán đảo Sinai mang tên Supporters of the Holy House. Năm ngoái, nhóm này tuyên bố trung thành với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và giờ tên gọi chính thức của nhóm này là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Sinai (Sinai Province of ISIS). Việc nghi ngờ nhóm này là thủ phạm vụ rơi máy bay Nga rõ ràng là có cơ sở bởi lẽ nhóm này từng thực hiện hàng loạt vụ tấn công gây chết người, nhất là trong hai năm trở lại đây.
Xác máy bay Nga rơi ở Ai Cập. |
Thực tế rằng, việc nhóm ở Sinai thông báo là thuộc IS là một mô hình lặp đi lặp lại khá phổ biến khi nhiều nhóm bạo lực ở các nước tuyên bố rằng chúng là chi nhánh của mạng lưới al-Qaeda. Al-Qaeda đã hoạt động dưới tên gọi phổ biến mà nhiều nhóm khác thường lấy đó để áp dụng nhằm mục đích phô trương thanh thế. Tương tự như vậy, nhóm IS – ban đầu cũng tự xưng là một chi nhánh của al-Qaeda – soán ngôi al-Qaeda là tên gọi phổ biến nhất trong thế giới của các phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni. Kéo theo đó, một mô hình đặt tên có hơi hướng IS cũng xuất hiện.
Việc một nhóm khủng bố có dính dáng tới phiến quân IS đang được cho là thủ phạm vụ máy bay Nga rơi ở bán đảo Sinai đã làm dấy lên nghi ngờ rằng đây có phải là hành động trả thù của nhóm Hồi giáo khét tiếng này trước việc Nga can thiệp quân sự ở Syria.
Tuy lấy tên là Nhóm IS ở tỉnh Sinai, nhưng nhóm Hồi giáo cực đoan này lại khác so với chính nhóm IS “bản gốc” hoạt động ở Syria và Iraq bởi lẽ mục tiêu trong các vụ tấn công của nhóm ở Ai Cập này là nhằm phá hoại chính phủ trung ương ở Cairo. Theo hướng này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tấn công một máy bay chở du khách nước ngoài là một cách để gây tổn hại cho ngành du lịch ở Ai Cập, qua đó làm nền kinh tế nước này suy giảm. Về cơ bản, cách này có cùng một chiến lược mà các tên khủng bố Ai Cập thế hệ trước từng áp dụng để chống lại chế độ Mubarak hồi thập niên 1990.
Sự liên kết đầy ẩn ý này có liên quan tới chính sách của chính quyền Mỹ với Tổng thống Ai Cập el-Sisi. Theo các nhà phân tích, điều này vô hình đang nuôi dưỡng một chủ nghĩa khủng bố ở Ai Cập. Đối với Mỹ, đó là một yếu tố quan trọng trong việc định hình các mối quan hệ của họ với Cairo, bao gồm cả các khoản viện trợ. Quả thực, vụ tai nạn máy bay Nga ở Ai Cập như là một phản ứng bạo lực mà có thể gây tổn hại đối với lợi ích vượt ra chính ngoài lãnh thổ Ai Cập.
Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cho rằng, sự cố máy bay Nga còn có dính líu tới hoạt động quân sự của Nga ở Syria nhằm vào phiến quân IS. Đó là một lý do dẫn tới việc nghi ngờ liệu có bàn tay IS dính líu tới vụ tai nạn máy bay này không.
Tuy nhiên, như đã biết, IS không đi theo học thuyết “tấn công kẻ thù xa” mà al-Qaeda hay áp dụng. Thay vào đó, nhóm này tập trung xây dựng vương quốc Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách kêu gọi các kẻ ủng hộ sinh sống xuyên quốc gia để tham gia thực hiện các cuộc tấn công vào các nước phương Tây. Do vậy, bất cứ ai “cản bước” IS hiện thực hóa tham vọng trên sẽ trở thành mục tiêu của chúng.
Máy bay Nga cất cánh từ sân bay Sharm el-Sheikh có thể là mục tiêu của những kẻ muốn phá hoại ngành công nghiệp du lịch Ai Cập. Tuy nhiên, người Nga lại là những hành khách với số lượng lớn lưu tại sân bay này còn người Mỹ thì không. Hiện có một cuộc nghiên cứu xem liệu Mỹ có trở thành các mục tiêu trong những vụ tấn công trả thù về những việc Washington đang làm ở Syria.