Ai tự nguyện nhận visa đi địa ngục?

“Địa ngục là nơi dành cho những kẻ không thấy lỗi của mình, hoặc không chịu nhận lỗi của mình”.

Sư phụ của chúng tôi đã từng nói như thế - “Đứng trước Tam Bảo, Thầy không dám vọng ngữ, nói sai. Thầy xin đảm bảo với các phật tử, địa ngục là như thế!”
Cuộc sống bây giờ có rất nhiều cơ hội. Thế nên người ta cũng phải sống sao cho thật cơ hội. Người phố thị bây giờ bị phân tán tâm trí nhiều lắm, bởi ai cũng nhăm nhăm với mục đích lập nghiệp, kiếm tiền, làm giàu. Và nhiều người bắt đầu thoái hoá, xấu đi rất nhiều để theo đuổi mục đích, nhu cầu.
Giả như, một cô gái se sua chưng diện, lượn lờ shopping, mua sắm một chiếc váy, một lọ nước hoa quyến rũ, hay một thỏi son hấp dẫn. Không còn đơn giản là cái đẹp nữa, nếu cái vỏ đẹp ấy để nhằm câu chài một tình nhân, một doanh nhân, một quan chức tham nhũng, một người chồng, người cha...
Xuất phát từ một chiếc váy: Người sản xuất váy, người đi buôn váy, người kích cầu, quảng cáo cái váy, người đi mua váy và mặc váy. Kẻ háo sắc lắm tiền, thèm người mặc váy.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Xoay quanh cũng chỉ vì ái dục, sắc dục. Lại cũng vì cái váy mà một quan chức thì tham nhũng, ra chỉ thị sai, chính sách sai, làm khổ biết bao người dân khác... người dân đói làm càn, lại tạo tội, lại cố kiếm tiền... lại cố làm ra nhiều cái váy để bán, để buôn, để kiếm tiền... họ tiếp tục cuốn theo dòng xoáy chung. Tất cả hệ luỵ ấy kéo theo một cơ số người xuống địa ngục.
Đấy mới chỉ là câu chuyện một cái váy, còn bao nhiêu thứ khác được coi là nhu cầu xa xỉ của cuộc sống này. Địa ngục chẳng đâu xa, cứ nhìn cuộc sống vần xoay là thấy cửa địa ngục mở, đón chờ rất nhiều người.
Tại sao chỉ vì chuyện cái váy… mà một quan chức lại ra chỉ thị sai, chính sách sai, làm khổ biết bao người dân khác? Đơn giản vì "khi tình sinh thì trí cắt" - nguyên lý này được đức Phật dạy từ ngàn xưa. Khi con người ta ham mê sắc dục, ái dục thì lương tâm, trí tuệ bị lu mờ.
Một người có địa vị tốt, làm quan chức là do có phúc rất lớn, nhưng khi họ quyết định mắc vào cái váy, khi họ muốn tham nhũng, thì phúc sẽ rẽ đi hướng khác, trí tuệ không còn tỉnh táo, sáng suốt nữa. Vì thế họ ra quyết định nào là báo hại xã hội quyết định ấy!
Tương tự nguyên lý ấy, một doanh nhân khi ra quyết định nhầm, làm khổ nhiều nhân viên, và làm ảnh hưởng đến đối tác, doanh nghiệp, cộng đồng. Bởi khi ham mê sắc dục, ái dục thì phúc rẽ đi hướng khác, lương tâm và trí tuệ không còn tỉnh táo, sáng suốt nữa. Vì thế họ ra những quyết định sai lầm, đủ để suy sụp, phá sản.
Tại sao phúc rẽ đi hướng khác? Bởi luật nhân quả chi phối toàn bộ ý nghĩ, hành động, lời nói.
Những người ham làm giàu, ham làm đẹp đã tạo nên sắc màu cho cuộc sống. Sự nỗ lực kiếm tiền, làm giàu hay cố gắng làm đẹp của người A sẽ đẩy người B rơi vào lộn xộn hơn, khổ đau nhiều hơn. Nếu người trong cuộc biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn sâu vào “nỗ lực” làm giàu, làm đẹp của mình thì sẽ nhận ra sự ảnh hưởng đến ai? tác hại cho cộng đồng như thế nào?
Có ai nhìn thấy đằng sau sự hưởng thụ, sung sướng của người này, lại là cái khổ phiền não của người khác. Làm sao để thấy?!
“Địa ngục là nơi dành cho những kẻ không thấy lỗi của mình, hoặc không chịu nhận lỗi của mình”. Sư phụ của chúng tôi đã từng nói như thế - “Đứng trước Tam Bảo, Thầy không dám vọng ngữ, nói sai. Thầy xin đảm bảo với các phật tử, địa ngục là như thế!”
Hàng ngày, cuộc sống luôn luôn chuyển động, theo con mắt của đạo học thì ta sẽ thấy nhiều người tiến gần địa ngục hơn. Dường như thẻ visa xuống địa ngục ngày càng nhiều.

Bí ẩn 18 tầng địa ngục ở chùa vỏ ốc Khánh Hòa

Nhiều tội phạm khi đến thăm "địa ngục" ở ngôi chùa này đã biết sám hối.

Ở Khánh Hòa có một ngôi chùa độc đáo được xây dựng toàn bằng vỏ ốc biển. Ở chính giữa có đường hầm dài 500 mét tái hiện 18 tầng địa ngục với các cung bậc trị tội của người âm dành cho những tội lỗi trên dương gian.
Ghi vào kỷ lục nhờ kiến trúc có một không hai
Ngôi chùa độc đáo trên là chùa Ốc. Chùa Ốc còn có tên gọi khác là chùa Từ Vân, nằm ở phường Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa. Từ khi xây dựng, ngôi chùa này nhanh chóng trở thành một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Khánh Hòa.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của chùa là Tháp Bảo Tích, hoàn toàn làm bằng vỏ ốc, vỏ sò, san hô. Tháp được xây dựng từ năm 1995, cao 39,3 mét, gồm 2 tầng, tầng trên thờ phật, tầng dưới cho khách thăm viếng. Bước vào bên trong, người xem không khỏi ngỡ ngàng trước hoa văn độc đáo được thiết kế thủ công từ hàng tỷ chiếc vỏ sò, ốc của tòa tháp.
Lê Đức Long, một kiến trúc sư từng thiết kế nhiều công trình ở Khánh Hòa, nhận xét: “Những hoa văn này rất tự nhiên và rất khó kiến tạo. Cần phải có sự tỉ mỉ cùng với ý tưởng độc đáo lắm mới làm nên được. Sau 2 năm tôi miệt mài nghiên cứu kiến trúc của công trình này cũng không định hình rõ được vì sao những vị tu sĩ này lại nghĩ ra ý tưởng lạ đến thế”.
Tiến sĩ văn hóa Trần Quốc Bình, người nhiều năm nghiên cứu về các công trình phật giáo, cũng chưa lý giải được sự kỳ diệu của ngọn tháp. Ông giãi bày rằng: “Đã nghiên cứu hàng trăm công trình độc đáo của Việt Nam nhưng đây có lẽ là công trình lạ nhất, khó hiểu là chỉ bằng những chiếc vỏ ốc, vỏ sò mà người ta có thể xây dựng nên được tòa tháp kiên cố đến thế. Trong khi có những công trình đổ lô cốt cũng không có sức bền bằng công trình này”.
Tháp Bảo Tích ở chùa Ốc.
Tháp Bảo Tích ở chùa Ốc. 

Hòa thượng Thích Giác Long, người đưa ra ý tưởng xây dựng ngôi tháp này cho biết: “Chúng tôi muốn gửi gắm đến mọi người một ý nghĩa sâu sắc rằng, mọi vật vô tri là phế thải của cuộc sống cũng có thể làm nên được một công trình đẹp và ấn tượng, miễn là con người có sự cần mẫn và kiên trì. Hơn nữa, hòa cùng tiếng tụng kinh của nhà Phật thì tiếng vi vu từ những vỏ ốc phát ra, rất kì diệu, tạo cho con người một không gian thư thái, tĩnh tâm. Là người từng nghiên cứu nhiều sách vở nên tôi nảy ra ý định xây tháp kiểu này. Ngày trình bày ý tưởng, các sư trong chùa cùng các phật tử cũng không tin công trình sẽ được xây lên mà không hề gặp sự cố gì”.

Ngày đặt chiếc vỏ ốc đầu tiên để xây tháp, cả tập thể nhà sư và phật tử chùa Ốc cũng không ngờ sẽ ra được một công trình mỹ mãn như thế. Phật tử Trần Văn Chung tâm sự rằng: “Có lẽ vỏ ốc, vỏ sò có khả năng kết dính với xi măng rất tốt nên xây đến đâu thấy ấn tượng đến đó. Để hoàn thành được công trình này, nhà chùa và phật tử khắp nơi đã phải lặn lội mấy năm trời đi thu gom vỏ ốc, vỏ sò từ các bãi phế liệu, các bãi rác và các quán sá bán đồ hải sản về xử lí, phơi khô và khử mùi".

"Gian nan là thế nhưng giờ nhìn thấy thành quả này thì vui mừng lắm. Dường như tiếng âm thanh của chuông chùa quyện hòa với tiếng của hàng tỷ chiếc vỏ ốc trên vách tường cho người ta cảm giác rất tuyệt vời”. Với những nét độc đáo trên, công trình này được ghi vào sách kỉ lục Việt Nam với kỉ lục: ngôi tháp bảo tích cao nhất với kiến trúc độc đáo nhất.

Lắng đọng với 18 tầng địa ngục

Điểm nhấn quan trọng thứ 2 của chùa Ốc đó là hệ thống đường hầm dài 550 mét, được ngăn ra thành 18 tầng, với 18 cung bậc khác nhau. Các vật liệu dát quanh đường hầm này cũng toàn bằng vỏ ốc, vỏ sò. Hệ thống này được đặt tên là 18 tầng địa ngục. Mỗi tầng mô phỏng chi tiết những hình phạt ở địa ngục.

Con đường này rất quanh co và tối, phải dùng đèn cầy hoặc đèn pin mới đi được, điều này mang lại cảm giác thú vị cho những người thích khám phá, có người lặn lội hàng ngàn km cũng chỉ mong đến trải nghiệm 18 tầng địa ngục bằng vỏ ốc này.

Sư thầy trụ trì chùa Ốc bùi ngùi cho biết: “Có những cái mà thuộc về tâm linh người ta cũng khó lý giải được. Chùa mô phỏng chi tiết 18 cung bậc hành quyết trong 18 tầng địa ngục nhằm giáo dục và thức tỉnh lương tri con người, nhắc nhở họ rằng quy luật nhân quả là có thật. Năm 2010, có một thí chủ là đối tượng cướp bóc tàn ác, sau khi vào thăm 18 tầng địa ngục, tận mắt chứng kiến cảnh hành quyết với các tội lỗi, thí chủ này đã hồi tâm vào chùa sám hối cả tháng và ra đầu thú”.

Hầu như ai sau khi đi qua 18 tầng địa ngục ở chùa Ốc cũng bước ra với tâm trạng bồi hồi khó tả. Ấn tượng nhất với chúng tôi là tầng thứ 17, tái hiện cảnh hành hình và chuyển kiếp dành cho những người chuyên gia giết người và gieo cái ác trên dương gian, những người này khi xuống tầng thứ 17 của địa ngục sẽ bị biến thành súc sinh, chịu nhiều hình phạt như: kẹp chân, đeo đá vào cổ … Các tầng khác cũng mô tả từng mức tội trạng khác nhau của tội ác trên trần gian.

Ngoài 2 công trình chính trên, chùa Ốc còn có nhiều công trình nhỏ làm từ ốc và san hô lạ mắt như: những ngôi tháp nhỏ, bệ thờ, hình rồng, một số con vật. Đến chùa Ốc còn được tận hưởng khung cảnh thoáng đãng, mát mẻ của chùa và thăm quan nhiều tượng phật lớn như: cảnh phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn.

Ám ảnh từ những dòng nhật ký sám hối

Trong một số hốc hẻm hay kẽ hở của 18 tầng địa ngục cũng khiến người khác hết sức ngỡ ngàng khi có không ít dòng nhật ký sám hối được viết vội vàng trong những tờ giấy vàng úa nhét sâu vào các kẽ của vách tường. Hầu hết các dòng nhật ký đều là của tội phạm.

Một tờ nhật ký tôi moi ra được từ vách địa ngục có đoạn: “Tôi là một sát thủ đang lẩn trốn. Trước đây trong những lần hành hung và hai lần giết người ở Sài Gòn, tôi luôn nghĩ cuộc sống này không bao giờ có kiếp sau và thế mạnh thuộc về những người hung hãn và chế ngự được kẻ khác. Thế nhưng từ khi bước vào 18 tầng địa ngục của ngôi chùa này tôi thấy mình hoàn toàn đã sai. Sau lần đến thăm chùa đầu tiên, tôi rất ám ảnh và đã trở lại đây thêm nhiều lần nữa và quyết định viết ra những dòng sám hối này sau bao đêm trắng day dứt. Mọi tội ác rồi sẽ phải trả giá. Tôi sẽ đầu thú, hy vọng mọi người như tôi cũng hãy tỉnh ngộ”.

Lại có đoạn: “tôi rất đau và khổ tâm từ khi bước vào ngôi chùa này. Nhưng sự đau khổ này là hướng đến thánh thiện, hướng cho con người không nghĩ đến việc gây ra tội ác nữa. Hóa ra những việc làm xưa nay của tôi rất tàn ác. Có lần tôi đã hành hung người khác dã man và xem đó là chuyện rất bình thường. Nhưng giờ mới biết đó là sai trái, là tội lỗi”.

Phật tử Trần Văn Chung bộc bạch: “Có không ít lần, vài vị khách đặc biệt, rất ít nói chưa từng xuất hiện ở địa phương bao giờ cả và có vẻ rất báng bổ với những triết lí nhân sinh của nhà phật, nhưng sau khi vào thăm 18 tầng địa ngục trở ra thì họ thay đổi hẳn. Có người còn xin được các sư thầy chỉ cho cách tịnh tâm và tụng kinh nữa. Có lẽ họ đã ngộ ra điều gì đó về bản thân của mình khi bước vào các tầng địa ngục này. Có thí chủ còn đứng lặng lẽ trước cửa vào các tầng địa ngục suốt cả buổi như ngẫm nghĩ về điều gì đó rồi lại vào xin sư thầy hướng dẫn cách giải thoát tâm trạng khỏi những dau dứt trong cuộc sống thường nhật”.

Ở tầng thứ 14 của hệ thống 18 tầng địa ngục trong chùa Ốc chúng tôi cũng bắt gặp  những lời hứa hoàn lương của đủ các đối tượng trót lầm lỡ ghi vào các mảnh giấy nhỏ. Có lẽ họ tin làm điều này họ có thể giải thoát được sự nặng nề của ý nghĩ. Một đối tượng chuyên buôn bán ma túy trút ra những lời như rút từ đáy sâu gan ruột rằng: “hóa ra mấy năm nay tôi đã gián tiếp giết chết tương lai của nhiều người khi tham gia buôn bán và vận chuyển ma túy. Tuy chưa bị bắt nhưng sau chuyến đi này tôi sẽ dừng việc làm của mình lại. Nếu không kiếp sau biến thành súc sinh thì hãi hùng quá. Tôi sẽ cố gắng làm từ thiện để bù đáp lại những tội lỗi do mình đã từng gieo rắc”.

Địa ngục có hay không?

Giác quan của loài người rất giới hạn nên không thấy không có nghĩa là không có.

HỎI: Trong kinh Địa Tạng có nói về chuyện mẹ của Bồ-tát vì mê theo tà đạo nên bị đọa vào địa ngục. Kinh văn mô tả rất chi tiết về những hình phạt tại địa ngục. Xin hỏi địa ngục có hay không và tồn tại như thế nào?

Trong nhà Phật, “lưới trời” chính là “quả báo“

Tội lỗi cũng do sự vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc ác.

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác.