Ám ảnh khôn nguôi những bức ảnh chụp trong chiến tranh VN

Ám ảnh khôn nguôi những bức ảnh chụp trong chiến tranh VN

Khi nhìn lại kháng chiến chống Mỹ, góc nhìn từ những người trực tiếp cầm súng giữa bom rơi đạn lạc là cách cảm nhận rõ rệt nhất sự ác liệt của chiến tranh.

Xem toàn bộ ảnh
Một triển lãm, có nhan đề “Ống kính nhiếp ảnh gia tại các chiến trường Đông Dương từ 1950-1975”, sẽ lần đầu tiên trưng bày ở Singapore 80 bức ảnh cũ được chụp giữa chiến trận ác liệt kéo dài tổng cộng ba thập kỷ ở Việt Nam, Campuchia và Lào. Trong ảnh là đội rà phá bom ở Đèo Tham Me, đường 128, Lào năm 1971. Ảnh: Vương Khánh Hồng.
Một triển lãm, có nhan đề “Ống kính nhiếp ảnh gia tại các chiến trường Đông Dương từ 1950-1975”, sẽ lần đầu tiên trưng bày ở Singapore 80 bức ảnh cũ được chụp giữa chiến trận ác liệt kéo dài tổng cộng ba thập kỷ ở Việt Nam, Campuchia và Lào. Trong ảnh là đội rà phá bom ở Đèo Tham Me, đường 128, Lào năm 1971. Ảnh: Vương Khánh Hồng.
Triển lãm được đồng tổ chức bởi Hội Nhiếp ảnh Singapore từ 23/3-10/4 ở Trung tâm Nghệ thuật Selegie và miễn phí vào cửa. Trong ảnh, máy bay F-8 Intruder cất cánh từ tàu USS Midway của Mỹ năm 1966. Ảnh: Tim Page.
Triển lãm được đồng tổ chức bởi Hội Nhiếp ảnh Singapore từ 23/3-10/4 ở Trung tâm Nghệ thuật Selegie và miễn phí vào cửa. Trong ảnh, máy bay F-8 Intruder cất cánh từ tàu USS Midway của Mỹ năm 1966. Ảnh: Tim Page.
Thủy quân lục chiến Mỹ tràn lên bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, được người Mỹ gọi là bãi biển Đỏ, 8/3/1965 - lần đầu tiên lực lượng tác chiến mặt đất của Mỹ hiện diện ở Việt Nam. Các bức ảnh thuộc bộ sưu tập của Judd Kinne, người Singapore, đã trực tiếp chứng kiến cuộc  chiến tranh ở Việt Nam khi là bộ binh trong Thủy quân lục chiến Mỹ từ 1967-1969. Ảnh: Tim Page.
Thủy quân lục chiến Mỹ tràn lên bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, được người Mỹ gọi là bãi biển Đỏ, 8/3/1965 - lần đầu tiên lực lượng tác chiến mặt đất của Mỹ hiện diện ở Việt Nam. Các bức ảnh thuộc bộ sưu tập của Judd Kinne, người Singapore, đã trực tiếp chứng kiến cuộc chiến tranh ở Việt Nam khi là bộ binh trong Thủy quân lục chiến Mỹ từ 1967-1969. Ảnh: Tim Page.
Ông có bộ sưu tập này sau khi gặp gỡ Larry Burrows, một trong những nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng nhất thế giới, người Anh, lúc đó đang làm việc cho tạp chí Life trong năm cuối cùng Kinne ở Việt Nam. Kinne sau đó cũng gặp một nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác, David Douglas Duncan, người Mỹ. Bức ảnh này có nhan đề “Tình thương trên chiến trường”, đề năm 1966. Ảnh: Bộ sưu tập Larry Burrows.
Ông có bộ sưu tập này sau khi gặp gỡ Larry Burrows, một trong những nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng nhất thế giới, người Anh, lúc đó đang làm việc cho tạp chí Life trong năm cuối cùng Kinne ở Việt Nam. Kinne sau đó cũng gặp một nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác, David Douglas Duncan, người Mỹ. Bức ảnh này có nhan đề “Tình thương trên chiến trường”, đề năm 1966. Ảnh: Bộ sưu tập Larry Burrows.
Một góa phụ và người chồng tử trận sơ tán tới Quảng Ngãi năm 1965. Triển lãm trưng bày ảnh của Burrows và Duncan bên cạnh ảnh của những nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng khác. Cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam, bao gồm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cũng sẽ được thể hiện qua ảnh. Ảnh: Tim Page.
Một góa phụ và người chồng tử trận sơ tán tới Quảng Ngãi năm 1965. Triển lãm trưng bày ảnh của Burrows và Duncan bên cạnh ảnh của những nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng khác. Cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam, bao gồm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cũng sẽ được thể hiện qua ảnh. Ảnh: Tim Page.
Kháng chiến chống Mỹ (còn được phía Mỹ gọi là chiến tranh Việt Nam) cũng nằm trong triển lãm. Đây được coi là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất không bị kiểm duyệt, khi mà các phóng viên ảnh cả dày kinh nghiệm lẫn mới vào nghề có thể tới và tác nghiệp, thậm chí là giữa các trận đánh. Trong ảnh, quân Việt Minh vẫy cờ khi đi qua cầu Long Biên năm 1954. Ảnh: Không rõ người chụp.
Kháng chiến chống Mỹ (còn được phía Mỹ gọi là chiến tranh Việt Nam) cũng nằm trong triển lãm. Đây được coi là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất không bị kiểm duyệt, khi mà các phóng viên ảnh cả dày kinh nghiệm lẫn mới vào nghề có thể tới và tác nghiệp, thậm chí là giữa các trận đánh. Trong ảnh, quân Việt Minh vẫy cờ khi đi qua cầu Long Biên năm 1954. Ảnh: Không rõ người chụp.
Thủy quân lục chiến Mỹ ném lựu đạn ở Huế năm 1968. Cuộc triển lãm có ảnh từ cả 2 phía: các nhiếp ảnh gia phương Tây và các nhiếp ảnh gia miền Bắc Việt Nam thời đó. Ảnh: Don McCullin/Triển lãm Hamiltons, London.
Thủy quân lục chiến Mỹ ném lựu đạn ở Huế năm 1968. Cuộc triển lãm có ảnh từ cả 2 phía: các nhiếp ảnh gia phương Tây và các nhiếp ảnh gia miền Bắc Việt Nam thời đó. Ảnh: Don McCullin/Triển lãm Hamiltons, London.
Thanh niên miền Bắc rời Hà Nội tiến về đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971. Việc tác nghiệp cận cảnh với súng đạn đã khiến nhiều nhiếp ảnh gia phải trả giá bằng mạng sống. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, 135 nhiếp ảnh gia từ tất cả các bên được ghi nhận là đã chết hoặc mất tích, theo CNN. Ảnh: Tran Cu.
Thanh niên miền Bắc rời Hà Nội tiến về đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971. Việc tác nghiệp cận cảnh với súng đạn đã khiến nhiều nhiếp ảnh gia phải trả giá bằng mạng sống. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, 135 nhiếp ảnh gia từ tất cả các bên được ghi nhận là đã chết hoặc mất tích, theo CNN. Ảnh: Tran Cu.

GALLERY MỚI NHẤT