Ám ảnh thực phẩm bẩn, 9x lập mô hình “từ trang trại đến bàn ăn“

(VietnamDaily) - Bị ám ảnh với thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, chàng trai 9x quê Nam Định - Nguyễn Xuân Bản đã khởi nghiệp với mô hình "từ trang trại đến bàn ăn".

Ám ảnh thực phẩm bẩn

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê tỉnh Nam Định, anh Nguyễn Xuân Bản cũng như bao đứa trẻ "sinh ra từ làng" khác đều có tuổi thơ gắn liền với cây ngô, cây lúa và vườn rau xanh ngát của mẹ. 

Rời quê hương, anh lên Hà Nội lập nghiệp. Hằng ngày đọc thông tin và thực tế chứng kiến thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường đã gieo rắc trong anh một sự ám ảnh ghê gớm. Sau khi trải qua rất nhiều công việc, anh quyết tâm khởi nghiệp với nông nghiệp và chăn nuôi. Từ đó, mô hình nuôi lợn rừng online ra đời. 

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Xuân Bản cho biết, mô hình nuôi lợn rừng online đã được ấp ủ từ lâu. Điểm đặc biệt của mô hình chăn nuôi lợn rừng online này là khách hàng hoàn toàn yên tâm về quy trình chăm sóc. Bởi họ có thể theo dõi toàn bộ quy trình chăn nuôi, tắm rửa… qua hệ thống camera.

Am anh thuc pham ban, 9x lap mo hinh “tu trang trai den ban an“
CEO 9X Nguyễn Văn Bản đang tắm cho chú lợn rừng tại trang trại. 

Theo đó, khách hàng được cấp tài khoản vào camera hệ thống để quan sát bất cứ lúc nào. Việc chăn nuôi, chăm sóc lợn sẽ được ghi 24/24h.

Đặc biệt, các khâu từ lợn rừng sinh sản, lợn rừng thương phẩm được định hình rõ ràng. Khu nuôi bán tự nhiên cũng được quy hoạch đầy đủ hơn từ phòng đẻ, sân chơi và cả khu thể dục cho đàn lợn rừng… cũng được giám sát cẩn thận.

Am anh thuc pham ban, 9x lap mo hinh “tu trang trai den ban an“-Hinh-2
 Toàn bộ quá trình chăm nuôi lợn rừng online được giám sát qua camera.

Trang trại chú trọng đến việc chăn nuôi lợn bằng thức ăn tự nhiên như rau, cỏ trang trại, không nuôi cám công nghiệp nên chất lượng thương phẩm sẽ cực cao. Lợn rừng chỉ tăng trọng khoảng 3kg/tháng. Để có lợn thịt từ 25-30kg, khách hàng thường phải đặt nuôi từ 4-5 tháng. Khi đó thịt lợn nuôi đủ lâu, chất lượng thịt cũng thơm ngon hơn.

Am anh thuc pham ban, 9x lap mo hinh “tu trang trai den ban an“-Hinh-3
 Lợn rừng được chăn bằng rau, cỏ tự nhiên.

Quy chuẩn về tính phí nuôi lợn rừng cũng khá đơn giản. Ví dụ lợn giống F1 khoảng 10 kg, muốn nuôi đến lúc thịt là 25 kg thì cần chi là 3 triệu tiền giống và 2,5 triệu tiền công. Tính giá thành chung là 1 con lợn rừng 25kg, giá khoảng 5,5 triệu đồng.

Từ trang trại đến bàn ăn

Theo anh Bản, khách hàng của trang trại chủ yếu là dân công sở, công ty có nhu cầu liên hoan cho nhân viên cuối năm và các nhà hàng quán ăn tại Hà Nội. Ngoài ra, một số khách các tỉnh lân cận của Hà Nội cũng đặt nuôi lợn rừng online. Tính đến thời điểm hiện tại, anh Bản đã nhận khoảng 200 đơn hàng, thậm chí, có đơn hàng cả vài tấn lợn rừng giống.

Am anh thuc pham ban, 9x lap mo hinh “tu trang trai den ban an“-Hinh-4
Những chú lợn chuẩn bị xuất đi cho khách.

Năm nay, giá mỗi kg lợn rừng năm nay khoảng 140 -160 nghìn đồng, không có gì chênh lệch so với dịp cận tết các năm.

Khi lợn nuôi thành thương phẩm, khách có thể tự lên bắt lợn tại trang trại hoặc nhờ trang trại chuyển về tận nhà.

Được biết, số lượng lợn rừng anh nuôi nhằm để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng dịp Tết năm nay khoảng 250 lợn rừng thương phẩm từ 30 đến 70 kg cung cấp dịp tết đã hết sạch.

Am anh thuc pham ban, 9x lap mo hinh “tu trang trai den ban an“-Hinh-5
Ngoài cung cấp cho các hộ gia đình đặt nuôi, mua thịt, anh Bản cũng giới thiệu sản phẩm của trang trại thông qua hệ thống cửa hàng Ẩm thực Quê.

“Rút kinh nghiệm những năm trước vì giao hàng sát tết nên hơi cập rập. Năm nay chúng tôi đã giao lợn cho khách hàng sớm hơn. Hiện, số lợn khách đã đặt trước, chúng tôi đã giao hết cho khách”, anh Bản nói.

Đem 3 tỷ đồng đánh cược nghề nuôi lợn

Từ một thợ điện máy lành nghề, không hề có kinh nghiệm chăn nuôi, anh Trần Văn Quang (thôn Bir, xã Chư Păh, thị xã Ayun Pa, Gia Lai ) đã “liều” mình đem 3 tỷ đồng “đánh cược” với nghề nuôi lợn...

“Đánh cược” với nghề mới

Bí kíp của anh nông dân nuôi lợn qua... điện thoại

Cứ rời công sở là anh Bí thư đoàn Đỗ Văn Dũng (xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) lại quần đùi, áo phông, lăn lộn với đàn lợn trong trang trại của gia đình. 

Chỉ ước có một ngày nghỉ

Tin mới