Ám ảnh văn hóa làm việc đến kiệt sức ở các nước

(VietnamDaily) - Văn hóa làm việc đến kiệt sức dẫn tới cái chết của nhiều người xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dù các quốc gia đã đưa ra các giải pháp nhưng các công ty vẫn phớt lờ... 

Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc
Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin một nữ nhân viên 22 tuổi làm việc tại công ty thương mại điện tử Pinduoduo, Trung Quốc qua đời sau khi làm việc nhiều giờ liền vào buổi tối. Nữ nhân viên này kiệt sức và ngã quỵ trên đường về nhà cùng đồng nghiệp lúc 1h30 sáng. Cái chết của cô được cho là một trong những trường hợp tử vong vì văn hóa làm việc đến kiệt sức có tên "996" tại Trung Quốc. 
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-2
Theo Luật Lao động Trung Quốc, nhân viên được phép kéo dài thời gian làm việc lên đến 3 giờ vì những lý do đặc biệt. Tuy nhiên, nhân viên không được phép làm thêm quá 36 giờ/tháng. Trên thực tế, nhân viên ở một số công ty làm thêm nhiều giờ mỗi ngày và liên tục trong thời gian dài khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.  
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-3
Do vậy, văn hóa làm việc “996” xuất hiện ở Trung Quốc. Người dân gọi như vậy xuất phát từ việc lịch làm việc dày đặc của nhân viên 12 giờ/ngày (từ 9h sáng - 9h tối) và 6 ngày/tuần. 
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-4
Do khối lượng công việc khổng lồ nên nhân viên ở một số công ty làm việc từ lúc bình minh đến nửa đêm. Một số người đột tử khi làm việc hơn 12 tiếng/ngày, không kịp ăn uống và ngủ nghỉ. 
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-5
 Tương tự như văn hóa làm việc “996” ở Trung Quốc, Hàn Quốc tồn tại văn hóa làm việc có tên “Gwarosa”. Những nhân viên giao hàng tại quốc gia này là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa làm việc đến kiệt sức. 
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-6
Theo thông tin từ truyền thông Hàn Quốc, trong năm 2020, 15 trường hợp người giao hàng được ghi nhận đột tử vì làm việc hơn 12 tiếng/ngày. Những trường hợp này tử vong vì làm việc quá sức.  
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-7
Vào năm 2018, Tổng thống Moon Jae-in cắt giảm số giờ làm quy định từ 68 xuống còn 52 tiếng/tuần để đảm bảo “quyền được nghỉ ngơi” và “cân bằng giữa công việc và đời sống riêng” của người lao động tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng triệt để với những người giao hàng. Do đó, từ năm 2015 - 2019, Hàn Quốc ghi nhân từ 1- 4 trường hợp người giao hàng đột tử vì làm việc quá sức. 
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-8
 Tại Nhật Bản, những trường hợp tử vong vì làm việc đến kiệt sức được gọi là “karoshi”. Làm việc quá sức được cho là nguyên nhân đằng sau hàng chục ca tử vong do đột quỵ, đau tim hay tự tử mỗi năm tại Nhật Bản.
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-9
 Chính phủ Nhật Bản từng công bố một báo cáo về việc có tổng cộng 191 trường hợp tử vong vì văn hóa làm việc “karoshi” trong năm 2017. Báo cáo cũng chỉ ra có 7,7% người làm công ở quốc gia này thường xuyên làm thêm hơn 20 giờ/tuần.
Am anh van hoa lam viec den kiet suc o cac nuoc-Hinh-10
Để giảm thiểu và ngăn chặn những vụ tử vong vì văn hóa làm việc “karoshi”, chính phủ Nhật Bản đưa ra một số giải pháp như công bố kế hoạch giới hạn mức làm thêm giờ với mức trần cho phép 100 giờ/tháng, công bố danh sách các công ty có môi trường làm việc vắt kiệt sức người... Tuy nhiên, những biện pháp này không đạt được hiệu quả như mong đợi khi một số công ty phớt lờ những điều đó.  

Mời độc giả xem video: Long An: Tài xế 25 tuổi đột tử khi đang lái xe tải. Nguồn: THĐT1.

Giai thoại ít người biết về sông Tô Lịch

(VietnamDaily) - Dư luận đang rất quan tâm đến đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử -Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” của một công ty Nhật Bản. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sông Tô Lịch gắn liền với những giai thoại thú vị. 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) mới gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Giai ma giai thoai it nguoi biet ve song To Lich
Phối cảnh hai bên bờ sông Tô Lịch sau khi được cải tạo.  

Sai phạm của Sagri tại dự án Khu Sinh thái Văn hóa hồ Vĩnh Lộc

(Vietnamdaily) - Thanh tra TP HCM đã có thông báo kết luận thanh tra đối với dự án Khu Sinh thái Văn hóa hồ Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP HCM).

Trong đó, có nội dung thanh tra pháp lý việc chuyển giao chủ đầu tư dự án từ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và một công ty cổ phần quốc tế.

Theo kết luận của Thanh tra TP HCM, đồ án quy hoạch chung Khu Sinh thái Văn hóa hồ Vĩnh Lộc được phê duyệt từ năm 1997, đến nay đã trên 23 năm và đã 3 lần đổi chủ đầu tư, nhưng dự án triển khai rất chậm, do có nhiều vướng mắc kéo dài, phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và UBND TP trong qua trình chuyển đổi chủ đầu tư và điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của các bên.

Do dự án có quy mô diện tích lớn trong khi điều kiện nguồn lực từ ngân sách còn hạn chế, không thể bố trí toàn bộ vốn để đầu tư, nên việc UBND TP HCM chấp thuận về chủ trương cho Sagri hợp tác để thành lập pháp nhân dự án, mời gọi đầu tư, huy động các nguồn lực bên ngoài ngân sách là phù hợp và cần thiết.

Tuy nhiên, trình tự, thủ tục pháp lý và quá trình thay đổi pháp nhân mới, việc điều chỉnh chủ trương liên quan tỷ lệ góp vốn bị kéo dài vì có sự chỉ đạo chưa thống nhất về điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước chi phối từ phía TP, các ý kiến khác nhau về tỷ lệ góp vốn giữa các bên có liên quan.

Do quyết định duyệt quy hoạch dự án từ năm 1997, đến năm 2017 có nhiều thay đổi giữa ranh quy hoạch được duyệt và ranh cấp đất của Thủ tướng Chính phủ, kênh giới, lộ giới theo quy định hiện hành có nhiều thay đổi cần thiết phải điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho phù hợp.

Sagri chưa hoàn tất các thủ tục lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, chưa lập dự án đầu tư trình duyệt theo quy định để được giao đất chính thức làm chủ đầu tư. Đồng thời Công ty Vĩnh Lộc chưa có quyết định công nhận chủ đầu tư, do đó không nộp hồ sơ sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và các pháp luật liên quan tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, dự án vẫn chưa được lập quy hoạch chi tiết, tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch 1/2000 chậm, chưa chọn đơn vị tư vấn..

Sai pham cua Sagri tai du an Khu Sinh thai Van hoa ho Vinh Loc

Dự án Khu Sinh thái Văn hóa hồ Vĩnh Lộc (TP HCM) kéo dài hơn 23 năm.

Theo cơ quan thanh tra, việc Sagri ký hợp đồng hợp tác số 12/HĐLD-TCT ngày 12/10/2007 với  đối tác trước khi có chỉ đạo của UBND TP HCM là không đúng trình tự, thủ tục và không đảm bảo tỷ lệ góp vốn của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, dẫn đến việc hợp đồng này không thể triển khai thực hiện. Sagri phải hoàn trả tiền tạm ứng giá trị lợi thế thương mại và 289,5 triệu đồng tiền lãi.

Sagri phải hoàn trả tiền tạm ứng giá trị lợi thế thương mại và 289,5 triệu đồng tiền lãi.

Liên quan tới vấn đề giá trị lợi thế thương mại, việc hợp tác giữa hai bên trên cơ sở góp vốn bằng tiền (không phải góp vốn bằng quyền sử dụng đất) và phần diện tích 221/277 ha chưa được cấp giấy chứng nhận, nên việc xác định giá trị lợi thế thương mại là không có cơ sở.

Mặt khác, Công ty Vĩnh Lộc chưa thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập theo quy định, các giấy xác nhận góp vốn vào ngày 5, 6, 7 tháng 8/2009 là chưa đúng.

Trách nhiệm về các thiếu sót nêu trên thuộc lãnh đạo Sagri và các phòng, ban phụ trách vụ việc qua các thời kỳ.

Từ khi UBND TP chỉ đạo Sagri và các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục pháp lý để hình thành pháp nhân mới với tỷ lệ góp vốn theo đề nghị của Văn phòng Thành uỷ, Sagri đã có nhiều văn bản mời Công ty CP Du lịch văn hoá Suối Tiên (Công ty Suối Tiên) tham gia.

Tuy nhiên, sau khi khảo sát dự án, do thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết, Công ty Suối Tiên và ông Đinh Văn Vui đã rút khỏi dự án, khẳng định không tham gia dự án mà không có văn bản hồi đáp, đến nay dự án bị bỏ ngỏ về việc thành lập pháp nhân mới.

Ngày 21/1/2011, UBND TP HCM ra Quyết định số 353/QĐ-UBND ngưng thực hiện dự án. Khi đó, Công ty Vĩnh Lộc không có đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục huy động vốn từ ngân hàng, đối tác. Vì vậy Công ty Vĩnh Lộc chưa cung cấp được tài liệu chứng minh nguồn vốn triển khai dự án hiện nay. 

Ngoài ra, sau khi ký thoả thuận hợp tác, Sagri và một công ty chưa góp đủ vốn điều lệ vào Công ty Vĩnh Lộc theo thoả thuận. Thậm chí, số tiền 6 tỷ đồng của Sagri góp vốn vào Công ty Vĩnh Lộc là do Công ty trên cho vay. 

“Trong giai đoạn Sagri được giao làm chủ đầu tư dự án, Sagri không đủ tiềm lực để thực hiện dự án", Thanh tra TP HCM xác định. 

Đối với 11ha đất thuộc dự án đã được bồi thường nhưng không bàn giao theo ranh mốc giữa các đơn vị. Sau đó, Sagri tiếp nhận nhưng không cắm mốc quản lý và UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cũng không quản lý mà do các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng, canh tác.

Qua làm việc, các cơ quan liên quan không cung cấp được các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc quyết toán số tiền đã bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân.