Ám ảnh về ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới

Ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới Mauna Lua bất ngờ phun trào trở lại sau gần 40 năm tạo ra khung cảnh dung nham ghê sợ.

Mauna Loa nằm ở Hawai, là núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới. Theo các báo cáo, ngọn núi lửa phun ra lưu huỳnh, tro núi lửa, dung nham từ khoảng 23h30, giờ địa phương.
Khói bao trùm bầu trời đêm Hawaii, đôi khi điểm thêm chút màu đỏ tươi, báo hiệu sự phun trào của ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới. Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, ngọn núi lửa đã xuất hiện dấu hiệu bất ổn kể từ tháng 9 năm ngoái.
Am anh ve ngon nui lua dang hoat dong lon nhat the gioi
 
Đây là lần đầu tiên sau gần 40 năm, núi lửa Mauna Loa phun trào lớn. Vụ phun trào bất ngờ gây ra hơn chục trận động đất xung quanh khu vực. Theo các chuyên gia, núi lủa phun trào từ các lỗ thông hơi ở khu vực Rift đông bắc. Các dòng dung nham đỏ rực di chuyển xuống dốc về phía bắc.
Cư dân khu vực gần đó đặt trong tình trạng báo động, cảnh báo quan trọng, tình hình có thể thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, cơ quan quản lý địa phương chưa ban hành lệnh sơ tán khẩn cấp nào.
Đại diện cơ quan cho biết: "Tất cả các dấu hiệu cho thấy vụ phun trào xuất hiện ở khu vực đông bắc. Tro mịn, dung nham có thể bị cuốn theo chiều gió".
Video, hình ảnh núi lửa Maunu Lua phun trào lan truyền trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Mauna Loa là một trong 15 ngọn núi lửa nằm trong 8 hòn đảo chính của Hawaii, chiếm khoảng 51% diện tích đảo.
Núi lửa Mauna Loa đã phun trào 33 lần kể từ năm 1843 và lần cuối cùng gần nhất là vào năm 1984. Trong gần 40 năm qua, dân số trên hòn đảo đã tăng gấp đôi. Mauna Loa bao phủ gần một nửa hòn đảo, núi lửa cao khoảng 4.169 mét so với mực nước biển, trải rộng trên diện tích hơn 5.180 km2. Ngọn núi lửa hình khiên đang hoạt động, sườn núi tương đối thoai thoải.
Các nhà khoa học ước tính Mauna Loa có khả năng nổi lên trên mực nước biển khoảng 300.000 năm trước và phát triển nhanh chóng kể từ đó.

Tàu NASA giải mã thành công khoáng chất bí ẩn trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA lần đầu tiên phát hiện ra khoáng chất bất thường vào năm 2015.

Tau NASA giai ma thanh cong khoang chat bi an tren sao Hoa
Các nhà nghiên cứu tiết lộ, một khoáng chất bí ẩn trên sao Hỏa đã khiến các nhà khoa học bối rối kể từ khi phát hiện ra nó cách đây 7 năm trước, nó có thể đã được phun ra trong một vụ phun trào núi lửa bất thường. Khoáng chất, thường chỉ được tìm thấy trên Trái đất, có khả năng được hình thành trên Hành tinh Đỏ hơn 3 tỷ năm trước.  

Nhìn cứ tưởng tổ chim, thực ra đây lại là dung nham núi lửa

Có thể bạn đang nghĩ rằng những hình ảnh dưới đây là một tổ chim - nhưng không, đây là dung nham đến từ núi Kilauea của Hawaii.

Được đặt theo tên nữ thần núi lửa Pele của Haiwai, "Tóc của Pele" (Pele’s Hair) dùng để chỉ những sợi thủy tinh bazan núi lửa màu vàng nhạt đến hơi đen kéo dài thành những sợi mảnh do tác động vật lý kéo ra của dung nham nóng chảy trong quá trình phun trào. Nó hình thành phổ biến nhất trong quá trình hoạt động của đài phun lửa, vì phun dung nham bazan rất lỏng được kéo dài trong khi bay trong không khí. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra trong các thác dung nham, hoặc các dòng dung nham mạnh mẽ.
Nhin cu tuong to chim, thuc ra day lai la dung nham nui lua
 Tóc Pele là một dạng dung nham. Nó được đặt theo tên của Pele, nữ thần núi lửa Hawaii. Nó có thể được định nghĩa là sợi thủy tinh núi lửa hoặc sợi mỏng của thủy tinh núi lửa. Các sợi được hình thành thông qua việc kéo dài thủy tinh bazan nóng chảy từ dung nham, thường là từ các vòi phun dung nham, thác dung nham và dòng dung nham mạnh mẽ. Gió thường mang các sợi ánh sáng cao vào không khí và đến những nơi cách lỗ thông hơi vài km. Người ta thường tìm thấy những sợi tóc của Pele ở những nơi cao như ngọn cây, ăng ten radio và cột điện.

Tin mới