Ám ảnh vụ sống sót 72 ngày trên núi tuyết năm 1972

Ám ảnh vụ sống sót 72 ngày trên núi tuyết năm 1972

(Kiến Thức) - Để tồn tại 72 ngày tồn tại trên núi tuyết, 16 người còn sống của chuyến bay mang số hiệu 571 đã phải ăn thịt những người đã chết, trong đó đa phần là bạn bè, người thân quen của mình.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 13/10/1972, chuyến bay định mệnh mang số hiệu 571 của không quân Uruguay chở đội bóng bầu dục của trường Stella Maris xuất phát từ thủ đô Santiago, Chile để tham gia một trận đấu bóng... Ảnh: Wiki.
Ngày 13/10/1972, chuyến bay định mệnh mang số hiệu 571 của không quân Uruguay chở đội bóng bầu dục của trường Stella Maris xuất phát từ thủ đô Santiago, Chile để tham gia một trận đấu bóng... Ảnh: Wiki.
Khi bay qua dãy núi Andes, do bất ngờ gặp gió mạnh, bão tuyết và do lỗi của phi công mà máy bay đã bị rơi xuống và vỡ tan ở một mỏm núi không tên. Trên máy bay có 45 người, 16 người đã chết ngay sau vụ tai nạn. Ảnh: Taylor Zajonc.
Khi bay qua dãy núi Andes, do bất ngờ gặp gió mạnh, bão tuyết và do lỗi của phi công mà máy bay đã bị rơi xuống và vỡ tan ở một mỏm núi không tên. Trên máy bay có 45 người, 16 người đã chết ngay sau vụ tai nạn. Ảnh: Taylor Zajonc.
Rất nhiều đội cứu hộ đến từ các quốc gia khác nhau đã tham gia tìm kiếm nhưng họ không thể nhìn thấy chiếc máy bay màu trắng trong tuyết từ trên không trung, và họ ngưng tìm sau tám ngày vì cho rằng tất cả hành khách đều đã tử nạn: Ảnh: Today in History.
Rất nhiều đội cứu hộ đến từ các quốc gia khác nhau đã tham gia tìm kiếm nhưng họ không thể nhìn thấy chiếc máy bay màu trắng trong tuyết từ trên không trung, và họ ngưng tìm sau tám ngày vì cho rằng tất cả hành khách đều đã tử nạn: Ảnh: Today in History.
Về phía những người sống sót, họ chỉ có một số ít đồ ăn: vài thanh sô-cô-la, vài miếng kẹo, và chai rượu. Trong hai ngày sau tai nạn, họ chia đồ ăn này ra các phần nhỏ cho đỡ tốn và làm tan tuyết thành nước uống. Ảnh: Daily Mail.
Về phía những người sống sót, họ chỉ có một số ít đồ ăn: vài thanh sô-cô-la, vài miếng kẹo, và chai rượu. Trong hai ngày sau tai nạn, họ chia đồ ăn này ra các phần nhỏ cho đỡ tốn và làm tan tuyết thành nước uống. Ảnh: Daily Mail.
Bất chấp việc chia khẩu phần nghiêm ngặt, nguồn thực phẩm chóng cạn. Thêm vào đó, xung quanh họ không có cây cối hay thú vật nào. Sau một vài tuần trên dãy núi Andes, số người còn  sống sót chỉ còn là 16 người. Ảnh: CGTN America.
Bất chấp việc chia khẩu phần nghiêm ngặt, nguồn thực phẩm chóng cạn. Thêm vào đó, xung quanh họ không có cây cối hay thú vật nào. Sau một vài tuần trên dãy núi Andes, số người còn sống sót chỉ còn là 16 người. Ảnh: CGTN America.
Trước tình thế hiểm nghèo, một giải pháp đáng sợ đã được đưa ra: Những người còn sống phải ăn thịt người đã chết để tồn tại. Ảnh: TVM.
Trước tình thế hiểm nghèo, một giải pháp đáng sợ đã được đưa ra: Những người còn sống phải ăn thịt người đã chết để tồn tại. Ảnh: TVM.
Quyết định này thật sự không dễ dàng vì phần nhiều nạn nhân là bạn cùng lớp. Một số người ban đầu từ chối, nhưng sau khi thấy rõ là chỉ có thể sống bằng cách này, họ đổi ý vài ngày sau. Ảnh: Twitter.
Quyết định này thật sự không dễ dàng vì phần nhiều nạn nhân là bạn cùng lớp. Một số người ban đầu từ chối, nhưng sau khi thấy rõ là chỉ có thể sống bằng cách này, họ đổi ý vài ngày sau. Ảnh: Twitter.
Đến ngày 23/12/1972, sau 72 ngày tồn tại trên núi tuyết, nhóm người này mới được giải cứu. Ban đầu họ giải thích là đã ăn pho mát để sống, nhưng việc ăn thịt người nhanh chóng vỡ lở và bị đưa lên mặt báo. Ảnh: Air & Space Magazine.
Đến ngày 23/12/1972, sau 72 ngày tồn tại trên núi tuyết, nhóm người này mới được giải cứu. Ban đầu họ giải thích là đã ăn pho mát để sống, nhưng việc ăn thịt người nhanh chóng vỡ lở và bị đưa lên mặt báo. Ảnh: Air & Space Magazine.
Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra quanh việc này. Tuy Giáo hội Công giáo cho rằng việc làm trong trường hợp này là không có tội, và gia đình của những người chết cũng ủng hộ các sinh viên còn sống, nhưng trên báo chí vẫn có nhiều bài chỉ trích rất nặng nề. Ảnh: NY Daily News.
Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra quanh việc này. Tuy Giáo hội Công giáo cho rằng việc làm trong trường hợp này là không có tội, và gia đình của những người chết cũng ủng hộ các sinh viên còn sống, nhưng trên báo chí vẫn có nhiều bài chỉ trích rất nặng nề. Ảnh: NY Daily News.
Vào ngày 28/12/1972, những người sống sót đã tổ chức cuộc họp báo tại Trường Stella Maris ở Montevideo, trong đó họ kể lại những sự kiện trong 72 ngày kinh hoàng. Về sau, họ cũng giúp xuất bản hai cuốn sách, hai phim, và website chính thức về vụ việc này. Ảnh: Google Earth Hacks.
Vào ngày 28/12/1972, những người sống sót đã tổ chức cuộc họp báo tại Trường Stella Maris ở Montevideo, trong đó họ kể lại những sự kiện trong 72 ngày kinh hoàng. Về sau, họ cũng giúp xuất bản hai cuốn sách, hai phim, và website chính thức về vụ việc này. Ảnh: Google Earth Hacks.
Xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.

GALLERY MỚI NHẤT