Ăn bún ngon miệng nhưng ăn liều dễ sinh bệnh

Ăn bún ngon miệng nhưng ăn liều dễ sinh bệnh

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng hợp với bún, nếu ăn bún sai cách hoặc lạm dụng bún có thể gây nhiều vấn đề nguy hại với sức khỏe.

Xem toàn bộ ảnh
Bún được tiếng là món tiện lợi, dễ ăn nhất là trong những ngày nắng nóng. Nhiều người còn nghĩ là ăn bún sẽ tiêu hóa nhanh như cơm vì đều thuộc tinh bột. Ảnh: Chevang.
Bún được tiếng là món tiện lợi, dễ ăn nhất là trong những ngày nắng nóng. Nhiều người còn nghĩ là ăn bún sẽ tiêu hóa nhanh như cơm vì đều thuộc tinh bột. Ảnh: Chevang.
Tuy nhiên, cuối tháng 6 vừa qua xảy ra trường hợp các bệnh nhi nhập viện và phát hiện sợi bún còn nguyên trong đường tiêu hóa đã thức tỉnh mọi người về tác hại khi  ăn bún sai cách. Ảnh: Hanoitv.
Tuy nhiên, cuối tháng 6 vừa qua xảy ra trường hợp các bệnh nhi nhập viện và phát hiện sợi bún còn nguyên trong đường tiêu hóa đã thức tỉnh mọi người về tác hại khi ăn bún sai cách. Ảnh: Hanoitv.
Chứa nhiều hóa chất gây hại. Các nghệ nhân làm bún vì muốn bún có màu bóng đẹp và để được lâu đã thêm không ít hóa chất. Như chất tinopal có tác dụng tẩy trắng. Ảnh: Bunthitnuonganhba.
Chứa nhiều hóa chất gây hại. Các nghệ nhân làm bún vì muốn bún có màu bóng đẹp và để được lâu đã thêm không ít hóa chất. Như chất tinopal có tác dụng tẩy trắng. Ảnh: Bunthitnuonganhba.
Nhưng chất này gây nguy hại cho người ăn, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây suy gan thận… Ảnh: Nguoiduatin.
Nhưng chất này gây nguy hại cho người ăn, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây suy gan thận… Ảnh: Nguoiduatin.
Việc tẩy trắng bún bằng huỳnh quang cũng rất nguy hại cho sức khỏe khi chất này vào cơ thể sẽ không thể tiêu tan mà lắng đọng ở gan, thận và hệ thần kinh gây nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư. Ảnh: Lamthenao.
Việc tẩy trắng bún bằng huỳnh quang cũng rất nguy hại cho sức khỏe khi chất này vào cơ thể sẽ không thể tiêu tan mà lắng đọng ở gan, thận và hệ thần kinh gây nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư. Ảnh: Lamthenao.
Thích chọn loại bún đẹp mắt. Đây là sai lầm cơ bản hầu như chị em nội trợ nào cũng mắc phải. Khi chọn bún, hãy dùng tay sờ thử xem nó có dễ nát, đứt gãy và có màu trắng đục thì mới gọi là bún sạch. Ảnh: Tinhhoa.
Thích chọn loại bún đẹp mắt. Đây là sai lầm cơ bản hầu như chị em nội trợ nào cũng mắc phải. Khi chọn bún, hãy dùng tay sờ thử xem nó có dễ nát, đứt gãy và có màu trắng đục thì mới gọi là bún sạch. Ảnh: Tinhhoa.
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài đẹp mắt mà chọn mua thì chắc chắn đó là loại bún đã được tẩm hóa chất. Ảnh: Nguoiduatin.
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài đẹp mắt mà chọn mua thì chắc chắn đó là loại bún đã được tẩm hóa chất. Ảnh: Nguoiduatin.
Người bệnh dạ dày, đại tràng. Bún được làm từ bột gạo, ngâm trước để bột nở ra và trong quá trình này, bột gạo sẽ bị lên men. Vì thế người có bệnh này ăn vào sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và hại dạ dày không nên ăn. Ảnh: Healthplus.
Người bệnh dạ dày, đại tràng. Bún được làm từ bột gạo, ngâm trước để bột nở ra và trong quá trình này, bột gạo sẽ bị lên men. Vì thế người có bệnh này ăn vào sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và hại dạ dày không nên ăn. Ảnh: Healthplus.
Cũng vì gạo ngâm lên men cho nên phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn bún bởi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và ảnh hưởng đến con bú.  Ảnh: Khoe360.
Cũng vì gạo ngâm lên men cho nên phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn bún bởi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và ảnh hưởng đến con bú.
Ảnh: Khoe360.
Người bị ốm sốt không nên ăn nhiều bún bởi bún có tính hàn và người ốm sốt đường tiêu hóa không được khỏe manh, nếu ăn bún dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Ảnh: Nguoiduatin.
Người bị ốm sốt không nên ăn nhiều bún bởi bún có tính hàn và người ốm sốt đường tiêu hóa không được khỏe manh, nếu ăn bún dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Ảnh: Nguoiduatin.
Trẻ nhỏ không nên ăn bún. Trong quá trình làm bún, nhà sản xuất có thể dùng các chất để sợi bún dai và để bảo quản được lâu. Vì thế, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ vẫn chưa thể hoạt động và tiêu hóa được những sợi này. Do vậy, hạn chế cho trẻ con ăn bún, hoặc nếu có ăn thì phải cắt thật nhỏ. Ảnh: Tremviet.
Trẻ nhỏ không nên ăn bún. Trong quá trình làm bún, nhà sản xuất có thể dùng các chất để sợi bún dai và để bảo quản được lâu. Vì thế, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ vẫn chưa thể hoạt động và tiêu hóa được những sợi này. Do vậy, hạn chế cho trẻ con ăn bún, hoặc nếu có ăn thì phải cắt thật nhỏ. Ảnh: Tremviet.

GALLERY MỚI NHẤT