Ăn cá hay thịt tốt hơn?

Cá và thịt đều là nguồn protein chính và quan trọng cho cơ thể, đồng thời cung cấp lượng chất béo động vật đáng kể.

Ăn cá hay thịt tốt hơn?
Cá, thịt đều có giá trị dinh dưỡng cao
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2 loại thực phẩm cá và thịt đều rất quan trọng.
Thịt cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, thịt còn có các chất khoáng, vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm, đồng, coban, selen... Thịt là nguồn vitamin nhóm B rất tốt (B1, B6, PP, B12…).
Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa, thịt tạo ra nhiều sản phẩm trung gian không tốt với cơ thể. Thịt còn có nhiều mỡ, nhiều axit béo no và cholesterol, đặc biệt trong các phủ tạng hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng các nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
An ca hay thit tot hon?
Cá, nhất là cá biển, có nhiều chất khoáng quan trọng. Ảnh: Thiện Lương
Cá và các chế phẩm là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết, đó là nguồn protein quý, có đủ các các axit amin cần thiết, mỡ cá có nhiều vitamin A, D và axit béo chưa no có nhiều mạch kép các loại (đây là những axit béo cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể).
Cá, nhất là cá biển, có nhiều chất khoáng quan trọng như canxi, photpho, clo, natri và các yếu tố vi lượng (đồng, coban, kẽm, i-ốt...). Lượng i-ốt ở một số loại cá biển rất cao.
Ví dụ, cá thu có từ 1,7-6,2 mg/kg. Thịt của cá dễ tiêu thụ và dễ hấp thu, tổ chức liên kết phân phối đều nên khi nấu chóng chín, mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Ăn cá hay thịt tốt hơn?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, thông tin để so sánh khái quát giữa cá và thịt xem loại nào có giá trị dinh dưỡng hơn, ta cần lưu ý như sau:
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không dựa vào hàm lượng protein cao hay thấp, mà được tính bằng khả năng tiêu hóa trong cơ thể để biến thành chất dinh dưỡng hấp thụ.
Xét về mặt tiêu hóa, cấu trúc trong cá lỏng lẻo, các sợi protein ngắn hơn, mềm hơn thịt. Cá sau khi chế biến bằng cách rán hoặc nấu hay kho, chín nhừ, khi nhai sẽ dễ hơn thịt, thậm chí cho vào miệng đã tan. Bởi vậy khi ăn, thành phần trong cá tiếp xúc với enzym trong dạ dày sẽ phân giải thành các axit amin dễ hơn, dễ tiêu hơn.
Thịt có cấu trúc cơ học săn chắc hơn, dai hơn cá, khi vào cơ thể khó tiêu hơn. Vậy nên, so sánh ăn 100g cá và 100g thịt, cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng từ cá dễ hơn thịt. Từ đó, cá được coi là giàu dinh dưỡng hơn, có lợi cho con người, nhất là với người già.
Ngoài ra, cá còn chứa rất nhiều khoáng chất quý. Các khoáng chất trong thịt ít hơn và không đa dạng như trong cá. Tuy nhiên, nhiều nơi nuôi cá sống trong môi trường nước rất bẩn, dễ nhiễm các chất độc kim loại nặng, chứa độc tố. Trong đó, ruột cá là bộ phận bẩn nhất, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ruột cá có thể nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Vì vậy, khi ăn cần chọn cá sống trong môi trường sạch, loại bỏ ruột cá. Ngoài ruột cá, bạn không nên ăn uống mật, như mật cá trắm, có thể gây ngộ độc, nguy cơ tử vong.
Dù được cho là giàu giá trị dinh dưỡng hơn nhưng bạn không nên chỉ ăn cá. Thịt và các loại thực phẩm khác vẫn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn lành mạnh là bổ sung đa dạng thực phẩm.
Điều này không chỉ giúp bổ sung đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng mà còn tạo cảm giác ngon miệng. Với người cao tuổi nên giảm bớt thịt, đặc biệt là thịt gia súc (loại 4 chân: bò, lợn, chó, dê…) và ăn cá nhiều hơn.

Món ăn cực giàu chất dinh dưỡng và chứa 18 loại axit amin

Món ăn này rất ngon và nhiều dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi và chế độ ăn.

Món ăn cực giàu chất dinh dưỡng và chứa 18 loại axit amin
Nấm kim châm rất bổ dưỡng, nó chứa protein, chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là nó chứa 18 loại axit amin. Bên cạnh đó, nó có hàm lượng lysine rất cao, ăn vào không chỉ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn giải tỏa mệt mỏi.

Mọi người thường dùng nấm kim châm khi ăn lẩu hoặc nấu canh. Dưới đây là cách làm khác cho loại thực phẩm “đại bổ” này.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn rau dền không?

Rau dền là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình, đặc biệt vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, món rau này có thực sự tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường không? Dưới đây là câu trả lời từ chuyên gia.

Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn rau dền không?

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân tiểu đường cần ăn kiêng, nhưng một chế độ ăn kiêng hạn chế không có nghĩa là người bệnh chỉ nên ăn một loại thực phẩm.

Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến nghị nên tăng cường ăn rau xanh. Vậy liệu rau dền có nằm trong danh sách các loại rau tốt cho những bệnh nhân này hay không?

Ảnh: Bách hóa xanh

Nhà dinh dưỡng học Lovneet Batra cho biết rau dền là một nguồn tuyệt vời cung cấp các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng thiết yếu, đồng thời thêm hương vị cho chế độ ăn uống. Bà đã liệt kê một số lợi ích sức khỏe của rau dền.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Lá rau dền được chứng minh là loại rau hoạt động chống tăng đường huyết và do đó, giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, protein trong rau đền giúp giảm nồng độ insulin trong máu và cũng giải phóng một loại hormone làm giảm cơn đói và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều.

Giảm nguy cơ thiếu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì xương khỏe mạnh vì nó hỗ trợ quá trình khoáng hóa. Lá rau dền có chứa canxi, là thực phẩm quý giá giúp xương phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương.

Bảo vệ chống lại bệnh ung thư

Sự hiện diện của lysine (một axit amin thiết yếu) cùng với vitamin E, sắt, magie, phốt pho, kali và vitamin C giúp chống lại các gốc tự do gây lão hóa và hình thành các tế bào ác tính, từ đó giúp chống lại ung thư.

Giật mình thói quen nhiều người mắc gây ung thư thực quản

Một số thói quen thường gặp ở nhiều người có thể gây ung thư thực quản, cần hết sức chú ý.

Giật mình thói quen nhiều người mắc gây ung thư thực quản
1. Thường ăn đồ nóng
Niêm mạc thực quản không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 65 độ C sẽ gây tổn thương hoặc loét niêm mạc thực quản. Mặc dù niêm mạc có khả năng tự sửa chữa nhưng khi bị kích thích nhiều lần sẽ gây ra những biến đổi ung thư, cuối cùng dẫn đến ung thư thực quản.

Tin mới