Ăn cua ghẹ tưởng ngon mà hóa ra dễ chết

Cua ghẹ là món ăn ngon nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khôn lường tới sức khỏe.

Ăn cua ghẹ tưởng ngon mà hóa ra dễ chết
Gây dị ứng
Cua ghẹ là loại hải sản rất giàu dinh dưỡng, giàu omega-3, omega-6, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể … tốt cho hệ tim mạch, hệ miễn dịch, xương khớp, hệ tiêu hóa.
An cua ghe tuong ngon ma hoa ra de chet
Cua, ghẹ là loại hải sản rất giàu dinh dưỡng, giàu omega-3, omega-6. 
Nhưng nếu ai dị ứng với hải sản chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến ngứa ngáy toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tụt huyết áp, hôn mê. Thậm chí, có nhiều người còn tử vong vì ăn hải sản nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nếu ai dị ứng với hải sản chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến ngứa ngáy toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tụt huyết áp, hôn mê.
Không tốt đối với người mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận
100g thịt cua có chứa tới 691mg natri, thỏa mãn 29% nhu cầu về loại chất này đối với cơ thể mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ vì sự hiện diện của natri với hàm lượng cao trong cơ thể có thể khiến cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.
Làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc
Thịt cua giàu Đồng và Selen nên có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người đang sử dụng thuốc.
Quá nhiều Đồng trong cơ thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quá nhiều Selen làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau(thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể; Ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu(như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.
Nguy cơ gây nhiễm độc, ngộ độc
Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm dễ chứa 2 loại độc tố nguy hiểm là chất độc dioxin và PCBs nếu loại hải sản này nằm trong vùng biển ô nhiễm.
Theo đó, 2 loại chất độc trên có thể gây phát ban, làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật nếu phụ nữ mang thai ăn phải.
Nếu cua ghẹ không còn tươi sống hoặc không được chế biến đúng cách sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy.
Ai không được ăn?
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mà mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
- Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ (vì 100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày). Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.
- Người bị bệnh gout, viêm khớp (do tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp) ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.
- Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.

Có thể chết người khi ăn cua theo những cách này

(Kiến Thức) - Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất hữu hiệu. Tuy nhiên, ăn cua đồng sai cách có thể dẫn tới những tác hại khôn lường.

Có thể chết người khi ăn cua theo những cách này
Co the chet nguoi khi an cua sai cach
 Ăn cua sai cách nhất khi chọn những con đã chết. Khi cua chết, trong cơ thể có xuất hiện nhiều thành phần hóa học mang tên histidine, khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Ảnh: bsdinhduong
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-2
 Uống nước cua sống. Nhiều người cho rằng, ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Đây là một quan niệm vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke). Nếu ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. Do vậy, cần phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn. Ảnh: webnauan
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-3
 Ăn canh cua đã chế biến lâu. Dù canh cua đã vào tủ lạnh thì việc ăn lại canh của bữa trước cũng gây hại tới sức khỏe. Nguyên nhân là do canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn. Khi ăn phải canh cua để lâu, dù là chưa phát hiện ra mùi vị lạ cũng có nguy cơ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, ngộ độc... Chỉ ăn canh cua ngay sau khi chế biến. Ảnh: blogspot
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-4
Không bỏ bọng hoi. Bọng hoi ở bên dưới bụng cua chính là dạ dày của cua. Do là loài ăn xác động vật và các tạp chất có trong bùn nên dạ dày của cua chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh và cả tạp chất có độc. Khi sơ thế, chú ý loại bỏ bọng hoi, làm sạch cua để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho người ăn. Ảnh: dacsanbentre24h 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-5
 Ăn cua kèm quả hồng, nước trà. Sau khi ăn cua khoảng 1 giờ, không nên uống trà. Uống trà sau khi ăn cua có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Ảnh: suckhoegiadinh
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-6
Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…Ảnh: thucphamantoan 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-7
Ăn cua khi bị tiêu chảy. Do cua có tính hàn, lạnh nên ăn cua khi đang bị tiêu chảy sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng tránh ăn cua. Ảnh: phunutoday 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-8
 Ăn cua khi bị cao huyết áp. Gạch cua có chứa nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn cua. Ảnh: phunuonline

Các món cua biển được yêu thích ở Sài Gòn

Súp cua, bánh canh cua, lẩu cua... đều có sự tham gia của cua biển và đều là những món ăn yêu thích của thực khách.

Các món cua biển được yêu thích ở Sài Gòn
Súp cua biển có thịt cua thơm ngọt, trứng gà béo mềm, nấm tuyết dai giòn. Khi ăn món này, bạn nên nêm một ít xì dầu, ớt, món ăn sẽ thơm, đậm hơn rất nhiều. Ảnh: Hoàng Nhi.

Súp cua biển có thịt cua thơm ngọt, trứng gà béo mềm, nấm tuyết dai giòn. Khi ăn món này, bạn nên nêm một ít xì dầu, ớt, món ăn sẽ thơm, đậm hơn rất nhiều. Ảnh: Hoàng Nhi. 

Điểm danh món ngon trang nhã độc đáo từ hoa tươi

(Kiến Thức) - Những món ăn từ hoa tươi vừa trang nhã, bổ dưỡng và rất dễ chế biến trong các bữa ăn hàng ngày.

Điểm danh món ngon trang nhã độc đáo từ hoa tươi
Diem danh mon ngon trang nha doc dao tu hoa tuoi
Món ăn từ hoa tươi đầu tiên phải kể đến là canh chua bông điên điển nấu cá linh. Món ăn phổ biến ở các tỉnh sông nước miền Tây này có vị chua chua của me, vị ngọt của cá và cái thơm, giòn, đăng đắng của bông điên điển hòa quyện  khiến món ăn trở nên đặc biệt. Ảnh: Bếp gia đình
Diem danh mon ngon trang nha doc dao tu hoa tuoi-Hinh-2
Gỏi chua hoa điên điển trộn tép. Món này không quá cầu kỳ, chỉ cần có tép tươi rang kỹ trộn với bông điên điển. Bông hoa điên điển tươi khi ăn vị ngòn ngọt hơi giòn xốp, vị ngậy ngậy giòn tan của tép đồng rang hòa với vị chua cay mặn ngọt của nước trộn khiến bạn muốn gắp mãi không thôi. Ảnh: Bếp gia đình

Tin mới