Ấn Độ có thực sự cần tiêm kích đắt tiền Rafale Pháp?

(Kiến Thức) - Có thông tin Ấn Độ sẽ cắt giảm một nửa số tiêm kích Rafale sẽ mua và giá trị thương vụ sẽ giảm xuống mức thấp nhất có thể.

Ấn Độ có thực sự cần tiêm kích đắt tiền Rafale Pháp?
Viễn cảnh Ấn Độ ký kết hợp đồng mua các máy bay tiêm kích đa năng Rafale của Pháp được giới chuyên gia cho rằng, chỉ là bước đi tạm thời trong khoảng thời gian ngắn và các máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ (IAF) vẫn sẽ là mẫu máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI.
Su-30MKI (NATO định danh là Flanker) là mẫu máy bay chiến đấu đa năng hiện đại nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay. Bên cạnh đó Không quân Ấn Độ còn phát triển mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ nội địa là Tejas II, như vậy, có thể thấy những chiếc tiêm kích Rafale mà Ấn Độ mua trong thời gian sắp tới chỉ đóng vai trò lấp đầy khoảng trống ở giữa lực lượng máy chiến đấu của nước này. Nhất là khi Ấn Độ đang lâm vào tình trạng thiếu hụt các máy bay chiến đấu nghiêm trọng.
Phi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Phi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Tuy hợp đồng mua mẫu tiêm kích Rafale thế hệ 4 ++ đã được tiết lộ từ năm 2012 và dự kiến IAF sẽ mua 126 chiếc Rafale. Nhưng sau khoảng thời gian dài được thông báo thì tiến độ thực hiện hợp đồng mua bán trên giữa Ấn Độ và Pháp vẫn chưa có bước tiến triển, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình thương thảo là về giá trị của những chiếc Rafale lên tới 20 tỷ USD bao gồm cả chi phí vận hành và bảo dưỡng (Rafale được cho là mẫu tiêm kích hệ 4 đắt đỏ nhất hiện nay với giá khoảng 100-120 triệu USD/chiếc).
Theo bản báo cáo của Bộ quốc phòng Ấn Độ thì IAF muốn những chiếc Rafale sẽ được chế tạo một phần ở Ấn Độ với sự hợp tác giữa hãng Dassault Aviation và tập đoàn hàng không Hindustan Aeronautics Ltd (HAL). Ngoài ra Không quân Ấn Độ muốn tập đoàn HAL phải đảm bảo thời gian bàn giao chính xác của những chiếc Rafale bằng văn bản.
Chính điều này đã gây ra bế tắc cho hợp đồng trên khi HAL không chịu điều khoản này và muốn chuyển giao nhiệm vụ trên cho Dassault để đảm bảo thời bàn giao Rafale. Tất nhiên là công ty của Pháp không hài lòng với việc đùn đẩy trên từ HAL.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp được đánh giá sẽ gặt hái thành công ở Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp được đánh giá sẽ gặt hái thành công ở Ấn Độ.
Nếu thực hiện theo hợp đồng được ký kết giữa hai bên thì 18 chiếc Rafale đầu tiên sẽ được sản xuất tại pháp và được bàn giao vào đầu năm 2016. Số còn lại sẽ được sản xuất tại các dây chuyền chế tạo của HAL được đặt ở Ấn Độ và bàn giao hoàn toàn vào năm 2018.
Với tình hình trên, Không quân Ấn Độ không thể quá mạo hiểm trông mong vào hợp đồng Rafale để duy trì khả năng chiến đấu trên không của mình và biện pháp còn lại duy nhất là mua thêm những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI của Nga.
Những chiếc Flankers bổ sung cũng không giúp tình hình thiếu hụt máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ khá hơn, khi IAF buộc phải loại biên hàng trăm chiếc MiG-21 và MiG-27 đã hết niên hạn sử dụng từ lâu nhưng vẫn được nâng cấp và duy trì sử dụng trong IAF cho đến ngày nay. Những chiếc máy bay trên sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành các máy bay huấn luyện đến năm 2015 đối với MiG-21 và đến năm 2017 đối với MiG-27.
Với hàng loạt vụ tai nản thảm khốc gần đây đã buộc Không quân Ấn Độ phải loại biên những chiếc MiG-21 ra khỏi biên chế.
Với hàng loạt vụ tai nản thảm khốc gần đây đã buộc Không quân Ấn Độ phải loại biên những chiếc MiG-21 ra khỏi biên chế.
Cựu tư lệnh Không quân Ấn Độ N.A.K Browne cho biết, hiện nay IAF phải duy trì tối thiểu 34 phi đội máy bay chiến đấu và lực lượng này không đủ đáp ứng nhu cầu bảo vệ không phận Ấn Độ. Dựa theo kế hoạch trang bị của IAF thì đến tận năm 2017 Ấn Độ mới có đủ số máy bay chiến đấu theo yêu cầu, tuy các hợp đồng mua sắm các máy bay mới được ký kết liên tục nhưng số lượng của những chiếc máy bay đó chỉ đủ bù đắp lại một phần của việc loại biên số lượng những chiếc MiG-21 thuộc Không quân Ấn Độ.

Giấc mơ thống lĩnh bầu trời

Việc mở rộng các căn cứ không quân dành cho Su-30MKI là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang muốn siết mạnh việc tăng cường số lượng lớn các máy bay chiến đấu ở các căn cứ không quân quan trọng của Ấn Độ. Su-30MKI có tầm hoạt động lớn 3.000km và có thể chiến đấu liên tục trong vòng 4,5 giờ trước khi phải tiếp nhiên liệu, Ấn Độ trải đều số lượng những chiếc Su-30MKI của mình ra khắp các khu vực lãnh thổ của nước này. Đặc biệt là tập trung số lượng lớn tại các khu vực biên giới giáp với hai quốc gia đối địch là Pakistan và Trung Quốc.
Ngoài ra, trước đe dọa của lực lượng Hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương cũng buộc IAF điều động một phần lực lượng của Su-30MKI xuống khu vực phía nam. Dự kiến Ấn Độ sẽ triển khai Su-30 tại căn cứ không quân ở Thanjavur vào năm 2015, từ căn cứ trên chỉ tốn vài phút để bay tới cảng Hambantota của Sri Lanka - nơi Trung Quốc dự định triển khai một phần hạm đội của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương.
Với khả năng tác chiến đa năng Su-30MKI là chỗ dựa vững chắc cho Ấn Độ.
Với khả năng tác chiến đa năng Su-30MKI là chỗ dựa vững chắc cho Ấn Độ. 
IAF còn sở hữu những chiếc Su-30MKI có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật tại các căn cứ quân sự ở Bareilly, Tezpur, Halwara, Pune và Jodhpur. Bên cạnh đó, những chiếc Su-30 được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát, được bố trí dọc với biên giới Ấn Độ-Pakistan ở Bhuj và Sirsa. Những chiếc Su-30 này được trang bị hệ thống trinh sát điện tử hiện đại của Israel và có thể xâm nhập vào khu vực lãnh thổ đối phương hơn 300km trước khi bị phát hiện.
Ấn Độ hiện tại đang sở hữu chính thức 271 chiếc Su-30MKI và con số trên sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới. Giá thành mỗi chiếc Su-30MKI là 67 đến 79 triệu USD với những gì nó có thể mang lại được thì cái giá đó đối với IAF vẫn hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng Không quân Ấn Độ đang gặp vấn đề với những chiếc Su-30MKI khi hơn một phần lớn chúng đang phải ngưng hoạt động do liên quan đến lỗi kỹ thuật.
Rafale liệu có cần thiết cho Không quân Ấn Độ?
Chắc chắn lý do chính để Ấn Độ chọn những chiếc tiêm kích Rafale là để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga trong các hợp đồng mua sắm vũ khí của Quân đội Ấn Độ. Hiện nay, Nga cung cấp hơn 70% các hợp đồng mua sắm quốc phòng của Ấn Độ. Một mục tiêu khác là giúp Ấn Độ có thể nắm giữ các công nghệ hàng không tiên tiến trên thế giới hiện nay, và công nghệ máy bay chiến đấu của châu Âu sẽ giúp nước này vực dậy chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa trong nước.
Phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ấn Độ.
 Phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ấn Độ.
Ngoài các máy bay đã kể trên, Ấn Độ còn sở hữu một mẫu máy bay nữa là MiG-29 và ít nhiều mẫu máy bay này có một số thành tích đáng nhắc tới Chiến tranh Kargil năm 1999 giữa Ấn Độ và Pakistan. Khi các máy bay MiG-21 và Mirage-2000 của Ấn Độ được sự hỗ trợ từ MiG-29 đã tấn công sâu vào trong lãnh thổ Pakistan mà không bị đánh chặn.
Khủng hoảng tài chính
Tuy nhiên, việc bỏ 20 tỷ USD cho hợp đồng mua sắm những chiếc Rafale là không phù hợp với tình hình tài chính của chính phủ Ấn Độ lúc này, nhất là khi việc sở hữu công nghệ của nó cũng không mang lại quá nhiều lợi ích cho Ấn Độ. Vì đó mà có một số thông tin cho rằng Ấn Độ sẽ cắt giảm một nữa số Rafale sẽ mua và giá trị hợp đồng của thương vụ này sẽ bị đẩy xuống mức thấp nhất có thể.
Mặc dù Ấn Độ là quốc gia giỏi trong các vấn đề thương lượng cho các hợp đồng mua sắm vũ khí nhưng cố gắng đẩy giá của những chiếc Rafale bằng mức giá của Su-30MKI sẽ khó có thể xảy ra.

Su-25 Nga giúp gì cho Quân đội Iraq đối phó ISIL?

(Kiến Thức) - Su-25 được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất với buồng lái bọc giáp dày, mang 4 tấn vũ khí gồm các loại bom và rocket.

Su-25 Nga giúp gì cho Quân đội Iraq đối phó ISIL?
Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Các quan chức an ninh Iraq cho biết nước này đã nhận được 5 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 đầu tiên từ Nga trong nỗ lực nhằm chống lại cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). 

Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Máy bay cường kích Su-25 do Cục thiết kế Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 để đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất, tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự nổi và bộ binh đối phương. Rõ ràng, việc mua Su-25 là quyết định khôn ngoan của chính quyền Iraq khi nó được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.

So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.
So sánh với “sát thủ diệt tăng” A-10 (góc phải, trên cùng ảnh) của Mỹ, Su-25 được đánh giá là có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, mang ít vũ khí hơn nhưng lại vượt trội về tính cơ động. Lý giải cho vấn đề này, theo trang Enemy Forces thì các nhà thiết kế Mỹ thường quan tâm nhiều tới việc đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu, trong khi Liên Xô quan tâm tới tính cơ động.

Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.
Su-25 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h, trong khi A-10 chỉ đạt tốc độ hơn 800km/h.

Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.
Được thiết kế cho nhiệm vụ chi viên hỏa lực bay ở độ cao thấp nên buồng lái Su-25 bọc lớp giáp Titan dày cỡ 24mm chống đạn súng máy hạng nặng, pháo phòng không bảo vệ phi công.

Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.
Trong ảnh là buồng lái máy bay cường kích Su-25.

Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.
Để thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa, Su-25 trang bị hệ thống máy ngắm ném bom ASP-17 BT-8 cùng camera AKS-750 đặt ở đầu mũi. Ngoài ra, ở mũi còn chứa thiết bị chỉ thị mục tiêu và đo xa lade Klyon PS dùng để hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường bằng lade.

Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.
Su-25 thiết kế với 10 giá treo trên cánh mang tổng cộng 4 tấn vũ khí không đối đất và không đối không. Ngoài ra, máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút.

Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg); tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.
Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-25 có khả năng mang các loại vũ khí sau: tên lửa Kh-25ML (tầm bắn 11km, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng gần 100kg);  tên lửa Kh-29 (tầm bắn 12km, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 600-700kg); bom có điều khiển 500kg; bom và rocket không điều khiển. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng.

Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).
Thực tế, không nhất thiết cần phải vũ khí tấn công dẫn đường, chỉ với pháo, rocket và bom không điều khiển cũng sẽ chi viện hỏa lực đáng kể cho Quân đội Iraq trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL).

Su-30MKI thay đổi chiến lược tác chiến của Ấn Độ thế nào?

(Kiến Thức) - Tiêm kích Su-30MKI đang giúp cho Ấn Độ mở rộng khả năng tác chiến và có những hoạch định chiến lược mới cũng như những bước đi táo bạo hơn so với trước đây.

Su-30MKI thay đổi chiến lược tác chiến của Ấn Độ thế nào?

Ảnh hiếm Su-30MKI phóng tên lửa đối không Astra

(Kiến Thức) - Các trang mạng Ấn Độ lần đầu đăng những hình ảnh hiếm hoi về cuộc phóng thử nghiệm tên lửa không đối không tầm xa Astra từ Su-30MKI. 

Ảnh hiếm Su-30MKI phóng tên lửa đối không Astra
Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI.
 Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI. 

Tin mới