Ấn Độ sẽ giải quyết tranh chấp biên giới với TQ qua đàm phán

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết sẽ quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán và đảm bảo quân đội Ấn Độ sẽ không để niềm tự hào của đất nước bị tổn thương.

Ấn Độ sẽ giải quyết tranh chấp biên giới với TQ qua đàm phán
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 30/5 tuyên bố New Delhi sẽ không để "niềm tự hào bị tổn thương" trong căng thẳng biên giới hiện nay với Trung Quốc, nhưng quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Phát biểu trên kênh truyền hình Aaj Tak, ông Singh đảm bảo quân đội Ấn Độ sẽ không để niềm tự hào của đất nước bị tổn thương trong bất kỳ trường hợp nào.
An Do se giai quyet tranh chap bien gioi voi TQ qua dam phan
Binh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp ranh. (Nguồn: AFP) 
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã so sánh tình trạng hiện nay với thời điểm năm 2017 mà ông mô tả là rất căng thẳng tại cao nguyên Doklam, song New Delhi đã không lùi bước.
Ông Singh cũng khẳng định Ấn Độ tuân thủ chính sách rõ ràng là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Bộ trưởng Singh nhấn mạnh Ấn Độ đang cố gắng để đảm bảo "căng thẳng không leo thang."
Liên quan tới gợi ý của Tổng thống Donald Trump về việc đứng ra làm trung gian hòa giải Ấn Độ-Trung Quốc, Bộ trưởng Singh cho biết ông đã nói chuyện với người đồng cấp Mỹ Mark Esper trước đó một ngày, trong đó nhấn mạnh New Delhi và Bắc Kinh có cơ chế giải quyết "các vấn đề" thông qua những cuộc đàm phán ở cấp độ ngoại giao và quân sự.
Hôm 27/5 vừa qua, Ấn Độ đã phái thêm 5.000 binh sỹ đến vùng Ladakh, trên dãy Himalaya để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo Đường kiểm soát thực tế hiện được coi là biên giới với Trung Quốc. Đây là phản ứng mới nhất của Ấn Độ sau khi Trung Quốc cũng cho triển khai số quân tương tự bên phần đất Trung Quốc.

Chiến tranh Trung-Ấn lần 2 có thể lan tới Ấn Độ Dương

Theo chuyên gia quốc phòng Ấn Độ, chiến tranh Trung-Ấn lần 2 sẽ không chỉ xảy ra trên đất liền mà còn có thể lan tới Ấn Độ Dương.

Chiến tranh Trung-Ấn lần 2 có thể lan tới Ấn Độ Dương
Trong khi có thông tin Chiến khu Tây bộ của Trung Quốc đã được thông báo phải chuẩn bị cho cuộc chiến với Ấn Độ do khủng hoảng Doklam, các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cảnh báo một khi phát đạn đầu tiên được bắn, chiến tranh Trung-Ấn lần 2 có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện, không chỉ xảy ra trên đất liền mà còn cả ở ngoài biển.

Đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya: Bên nào chiếm ưu thế?

(Kiến Thức) - Về khả năng đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya, cựu sĩ quan không quân Sameer Joshi cho rằng Không quân Ấn Độ vượt trội hơn hẳn Trung Quốc ở khu vực này.

Đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya: Bên nào chiếm ưu thế?
Vậy đánh giá Không quân Ấn Độ vượt trội hơn hẳn Trung Quốc, khi xảy ra đối đầu Trung-Ấn trên dãy Himalaya, chính xác đến mức nào?
Nói chuyện với đài Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng nếu không xét đến bối cảnh chung trong tương quan lực lượng quân sự Trung-Ấn, thì có thể rút ra kết luận không chính xác.

Đối đầu Trung-Ấn ở Doklam: Ấn Độ rơi vào “bẫy ngoại giao”?

(Kiến Thức) - Trong vụ đối đầu Trung-Ấn ở Doklam, Trung Quốc đang đẩy Ấn Độ rơi vào “bẫy ngoại giao”, khi tìm cách chia rẽ nước này với đồng minh truyền thống Bhutan.

Đối đầu Trung-Ấn ở Doklam: Ấn Độ rơi vào “bẫy ngoại giao”?
Trong cuộc đối đầu Trung-Ấn ở Doklam, theo giới phân tích, việc Trung Quốc đột nhập vào cao nguyên Doklam để xây dựng một con đường trong lãnh thổ tranh chấp với Bhutan là một sự khiêu khích rõ ràng. Đã xảy ra tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan, nhưng quân đội Bhutan lại không phải đối mặt với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mà là quân đội Ấn Độ. Quân đội nhỏ bé của Bhutan không thể chống lại sức mạnh của Bắc Kinh. Do đó, New Delhi đã can thiệp để bảo vệ Bhutan, đồng minh truyền thống và đã ký kết hiệp định phòng thủ chung với Ấn Độ.
Doi dau Trung-An o Doklam: An Do roi vao “bay ngoai giao”?
Thủ tướng Ấn Độ N.Modi tranh luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.  Ảnh: India Today 

Tin mới