Ấn Độ tung đội quân sơn cước thiện chiến đến vùng tranh chấp

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã điều động đội quân sơn cước thiện chiến, chuyên tác chiến vùng núi đến các vùng nhạy cảm ở biên giới.

Binh sĩ Ấn Độ ăn mừng khi chiếm được một đỉnh núi từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

Tờ Hindustian Times dẫn nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ, xác nhận đội quân tinh nhuệ được điều ra tiền tuyến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Ấn Độ đọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) – đường biên giới tạm với Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết lực lượng được điều ra tiền tuyến là đội quân sơn cước, được huấn luyện tác chiến vùng núi suốt hàng thập kỷ. Đội quân này được lệnh sẵn sàng chiến đấu một khi xung đột biên giới bùng phát.

Không giống như lính Trung Quốc ở chiến khu miền Tây, cần có xe bọc thép và công binh mở đường đến vùng tranh chấp, đội quân sơn cước thuần thục chiến tranh du kích, có sức khỏe để chiến đấu ở vùng cao, đặc biệt giỏi leo trèo, ẩn nấp.

Đội quân này đã chứng minh năng lực chiến đấu khi giúp quân đội Ấn Độ giành quyền kiểm soát vùng Kargil từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

“Đội quân sơn cước là lực lượng thiện chiến nhất của Ấn Độ, chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn tổn thất về sinh mạng”, nguồn tin cho biết. “Những người được chọn đều đến từ vùng núi cao hiểm trở, từ những vùng tranh chấp như Ladakh, Arunachal hay Sikkim. Họ am hiểu địa hình vùng biên giới và năng lực cận chiến của họ là không có đối thủ”.

Họ có khả năng cung cấp tọa độ chính xác cho pháo binh và lực lượng tên lửa khai hỏa vì ở vùng cao, chỉ một chút sai sót cũng sẽ khiến vũ khí tầm xa bắn trượt mục tiêu, một cựu tư lệnh Ấn Độ nói.

Đội quân sơn cước của Ấn Độ được đào tạo chuyên tác chiến ở vùng núi giáp biên giới Trung Quốc.

Địa hình vùng núi giáp biên giới Trung Quốc giúp Ấn Độ có ưu thế nhất định. Vì những khu vực này vốn đã khó chiếm, một khi chiếm được lại càng khó giữ, nguồn tin trên báo Ấn Độ cho biết.

Báo Ấn Độ không nêu rõ danh tính đội quân sơn cước được điều đến vùng tranh chấp với Trung Quốc, nhưng rất có thể đó là Lực lượng biên phòng đặc biệt (SFF). Lực lượng đặc nhiệm này được thành lập ngay sau cuộc chiến biên giới Trung-Ấn năm 1962, với mục tiêu cụ thể là đối phó Trung Quốc.

SFF hiện có quân số khoảng 10.000 người, chuyên thực hiện sứ mệnh bí mật, thọc sâu vào lòng địch và đã giành được nhiều chiến công. Năm 1975, theo quy định mới, SFF bị cấm hoạt động trong phạm vi 10km tính từ biên giới Trung-Ấn, trừ khi có chỉ thị đặc biệt.

Có lẽ Ấn Độ cảm thấy đây là lúc để đưa đội quân tinh nhuệ ra tiền tuyến đối phó các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc.

4 loại máy bay chắc chắn "có suất" trên hàng không mẫu hạm Sơn Đông, Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù Hải quân Trung Quốc chưa hề có công bố chính thức về cấu hình máy bay, trực thăng trên tàu Sơn Đông nhưng chắc chắn 4 gương mặt sau đây sẽ có "suất" trên tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc này.

4 loai may bay chac chan
 Tàu sân bay Sơn Đông được Trung Quốc tự đóng mới dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh trước đây với một vài cải tiến lớn. Theo tính toán, tối đa Sơn Đông có thể mang được 40 máy bay, trực thăng các loại. Nguồn ảnh: BI.

‘Đột nhập’ căn cứ bí mật của quân đội Trung Quốc

Năng lực quân sự của Trung Quốc tiếp tục gia tăng và giống như Mỹ, họ cũng có các căn cứ chuyên huấn luyện và thử nghiệm vũ khí. Căn cứ thử nghiệm và huấn luyện Đỉnh Tân ở tỉnh Cam Túc, trong sa mạc Gobi, từ lâu đã là nơi thử nghiệm vũ khí của quân đội Trung Quốc.

Căn cứ Đỉnh Tân có vai trò rất quan trọng, là nơi phát triển các chiến thuật, thử vũ khí, huấn luyện nâng cao cho không quân Trung Quốc trong các tình huống chiến đấu giả định phức tạp. Ở đây cũng diễn ra các cuộc tập trận bắn đạn thật. Tại căn cứ Đỉnh Tân có rất nhiều máy bay chiến đấu, các máy bay làm bia tập bắn không người lái, hầu hết được chế lại từ một số chiến đấu cơ dòng MiG của Liên Xô.
‘Dot nhap’ can cu bi mat cua quan doi Trung Quoc
Ảnh chụp căn cứ Đỉnh Tân của quân đội Trung Quốc từ vệ tinh
Với khoảng không gian khá biệt lập, thời tiết tốt cho các hoạt động bay hầu như quanh năm, Đỉnh Tân là nơi diễn ra các cuộc tập trận của các tiêm kích và cường kích chủ lực của không quân Trung Quốc. Cuộc tập trận quy mô lớn như Hồng Kiếm, tương tự tập trận Red Flag của Mỹ và đồng minh, và Lá chắn vàng đỏ, bao gồm các hoạt động huấn luyện có tính cạnh tranh của các lực lượng tên lửa đất đối không, pháo phòng không và các đơn vị tác chiến điện tử, cũng diễn ra gần căn cứ Đỉnh Tân.

Tổ hợp Đỉnh Tân nằm ở một vị trí gần thành phố Tửu Tuyền, ở cực phía nam của khu thử nghiệm tên lửa Song Thành Tử, nơi có nhiều cơ sở quân sự. Những hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs hôm 6/1 vừa qua cho thấy nhiều máy bay đóng trú ở căn cứ này, cũng như các máy bay từ nơi khác viếng thăm.

Sân đỗ máy bay của căn cứ Đỉnh Tân có thể chứa đến hơn 100 máy bay các loại và tại đây cũng thường xuyên có chừng đó máy bay. Một điều rất rõ ràng là mọi máy bay trong không quân Trung Quốc đều đã ghé qua căn cứ này và còn ghé tới thường xuyên, trong đó có hai dòng máy bay chiến đấu chủ lực của quân đội Trung Quốc hiện nay là Su-30 và J-10, theo tạp chí Scramble.

Trong các hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 6/1, người ta có thể thấy tại căn cứ Đỉnh Tân của quân đội Trung Quốc có tới 13 máy bay ném bom H-6 với nhiều biến thể, 6 tiêm kích J-10, 5 Su-27/30/J-11, 12 tiêm kích bom JH-7, 6 máy bay F-7, 4 F-8 và 3 máy bay vận tải Y-9. Ngoài ra còn một số máy bay không người lái có vai trò làm mục tiêu tập trận và các máy bay cũ chờ chuyển đổi công năng thành máy bay không người lái huấn luyện.

Tin mới