Ăn gừng tươi có nên gọt vỏ hay không?
Đông y cho rằng, gừng có tính ấm, tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, nếu ăn gừng bỏ vỏ sẽ không phát huy hết được tác dụng của nó. Gừng chỉ giữ được dược tính khi có cả vỏ. Vì vậy, thay vì gọt vỏ trước khi ăn, bạn chỉ cần rửa sạch gừng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát là có thể sử dụng được luôn.
Khi bị phụ nề nên ăn gừng cả vỏ sẽ có tác dụng lợi nước. Nếu bị táo bón, hôi miệng... có thể dùng riêng vỏ gừng để trị.
Khi bị cảm lạnh do phong hàn, việc uống canh gừng sẽ có tác dụng giải nhiệt tự nhiên. Lúc này bạn nên gọt bỏ vỏ gừng sẽ tốt hơn.
Nếu sử dụng gừng để phòng ngừa nôn mửa do suy lá lách và dạ dày, đau dạ dày, bạn cũng nên gọt bỏ vỏ gừng.
Để giữ nguyên dược tính, tốt nhất không nên gọt vỏ khi ăn gừng. |
Ngoài ra, khi gừng tươi bị dập nát, mọc mầm thì không nên ăn. Gừng tươi bị dập dễ sinh ra chất độc, có thể làm thay đổi tính chất của gừng. Ăn phải loại gừng này sẽ làm ảnh hưởng đến gan.
Trong khi đó, gừng mọc mầm dù vẫn còn vị cay nhưng khi chế biến có thể sinh ra lưu huynh, gây tổn thương gan.
Nên ăn gừng vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối
Gừng tươi có chứa tinh dầu dễ bay hơi. Chất này có thể làm tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra, gừng còn chứa chất gingerose có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Nếu ăn gừng vào buổi tối sẽ tạo cảm giác đầy bụng, khó tiêu, có hại cho cơ thể.
Trong khi đó, buổi sáng, thời điểm chúng ta nạp năng lượng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp đẩy dương khí bốc lên, thải độc khi ra ngoài.
Ngoài ra, gừng thuộc tính nhiệt không nên ăn nhiều. Ăn quá nhiều gừng có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.