Ăn mít, xoài, vải, nhãn… có bị “nóng” như lời đồn?

(Kiến Thức) - Hiện đang vào mùa vải, mít, xoài, nhãn... rất nhiều người thích những loại quả này nhưng lo ngại "ăn vào sẽ nóng trong" nên đành phải đoạn tuyệt với nó.

Vậy sự thực ăn mít, xoài, vải, nhãn,… có "nóng" không? Ăn bao nhiêu là đủ?
An mit, xoai, vai, nhan… co bi “nong” nhu loi don?
 Quả chín là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người.
Lý giải về những thắc mắc này, Ths.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Quả chín là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.
Các loại quả chín rất đa dạng, nhiều chủng loại và mùi vị khác nhau, thay đổi theo mùa.
Theo BS Hải, một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như xoài, vải, nhãn, mít, dứa... là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy.
“Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng, ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng”, BS Hải khẳng định.
Tuy nhiên, theo BS Hải, đối với những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, bị đái tháo đường... thì không nên ăn nhiều mít, vải, nhãn vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
An mit, xoai, vai, nhan… co bi “nong” nhu loi don?-Hinh-2
 Ăn vải không bị nóng như đồn thổi.
Mặt khác, một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Như vậy, không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe, còn những người không thuộc diện phải ăn kiêng thì vẫn ăn bình thường.
Ths. BS Lê Thị Hải khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn từ 400g - 500g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống.

Ăn trái cây vào thời điểm nào tốt nhất?

Trái cây là một nhóm thực phẩm rất cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhưng nhiều người không biết nên ăn trái cây vào trước hay sau bữa ăn?

Mời quý độc giả xem video:
TS. BS. Phạm Thị Thúy Hòa - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng ứng dụng - tư vấn về thời điểm tốt nhất để ăn trái cây, cũng như những giá trị tuyệt vời của nhóm thực phẩm này.

Sự thật tin đồn “ăn vải gây viêm não Nhật Bản“

Đã có kết luận khẳng định ăn vải không gây viêm não Nhật Bản nhưng tin đồn "ăn vải gây viêm não Nhật Bản" vẫn âm ỉ lan truyền, gây hoang mang dư luận.

Video: Thực hư chuyện "ăn vải gây viêm não Nhật Bản":

Tin mới