Ăn món quen thuộc, bệnh nhân suýt chết tức tưởi

(Kiến Thức) - Đang ăn tiệc cùng bạn bè, Vương bất ngờ đau đớn, lấy tay giữ ngực, mồ hôi nhễ nhại rồi ngất xỉu. Những người có mặt vô cùng hoảng loạn, vội gọi xe cấp cứu đưa bà vào bệnh viện.

Trên đường đi, tình trạng huyết áp bà Vương (Trung Quốc) rất thấp (80/50mmHg). Có lúc bà tỉnh dậy song cơ thể luôn toát mồ hôi, khó thở. Do các triệu chứng giống với nhồi máu cấp nên bác sĩ dùng máy đo điện tim. Tuy nhiên, kết quả điện tâm đồ không cho thấy có dấu hiệu nhồi máu. Dù vậy, bác sĩ không dám xem nhẹ bởi kết quả điện tâm đồ không thể khẳng định một cách chắc chắn.
Khi tới viện, bà Vương được cấp cứu tích cực. Quá trình này, cơn đau của bà Vương không hề thuyên giảm. Bà cảm thấy rất đau khi thở, đặc biệt khi thở ra. Đáng nói, suốt thời gian cấp cứu, bác sĩ không nhận ra triệu chứng rõ rệt của bệnh nào dù tiến hành hội chẩn đa khoa, kiểm tra thói quen máu, chức năng gan thận, men cơ tim, troponin, CT ngực... Ngay cả khi chụp động mạch cũng không thấy bóc tách hay rách động mạch chủ. Bác sĩ vô cùng bối rối khi bà Vương vẫn duy trì tình trạng huyết áp thấp, có dấu hiệu sốc nhưng không rõ nguyên nhân.
An mon quen thuoc, benh nhan suyt chet tuc tuoi
 Sau nhiều lần hội chẩn, bác sĩ mới phát hiện ra chiếc xương cá 1cm mắc kẹt trong thực quản bệnh nhân.
Xem kỹ phim X – quang, bác sĩ phát hiện một bóng nhỏ, chiều dài chừng 1cm dưới niêm mạc thực quản, có thể là xương cá. Để chắc chắn, bác sĩ hỏi gia đình hôm nay bệnh nhân có ăn cá, thịt gà hoặc thực phẩm có xương, có bị sặc hay không. Câu trả lời đều không bởi buổi tối họ ăn tiệc chủ yếu là thịt, không hề có xương. Sau suy nghĩ kỹ, chồng bà Vương cho biết 3 ngày trước bà có ăn cá. Hôm đó bà bị hóc xương song dùng một ít cơm vo tròn, nuốt vào rồi không thấy biểu hiện khác thường.
Có vẻ phần xương này không theo viên cơm xuống dạ dày mà mắc kẹt trong thực quản. Bác sĩ khoa tiêu hóa nhận định khả năng cao bệnh nhân hóc xương cá trong thực quản, có thể lấy ra bằng phương pháp nội soi dạ dày. Tuy nhiên huyết áp bà quá thấp khó có thể thực hiện.
Được bác sĩ điều trị tích cực và bác sĩ gây mê hội chẩn, cuối cùng chuyên gia quyết định vẫn thực hiện gắp lấy dị vật. Bằng nhiều biện pháp, cuối cùng chiếc xương cá cũng được lấy ra an toàn. Sau hai ngày, huyết áp bà Vương ổn định và được xuất viện.
Từ trường hợp bà Vương, bác sĩ nhắc nhở không nên coi thường những trường hợp hóc dị vật như xương cá. Không nên dùng mẹo như ăn bánh bao hay nuốt viên cơm để gỡ. Trải nghiệm thoát chết thần kỳ của bà Vương cho thấy, đôi khi việc xử lý chiếc xương cá nhỏ không đúng cách sẽ khiến nó đâm sâu hơn, gây hậu quả không thể tưởng tượng.

Hóc xương - không thể chủ quan

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt khó, đau đớn, không ăn được, có kèm triệu chứng tức ngực nhưng không khó thở, không sốt, không ho... Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ phát hiện có dị vật xương bám chắc vào hai bên thực quản. Bệnh nhân được phẫu thuật gắp dị vật, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân nữ 36 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội), trước đó ăn thịt gà, bị hóc xương đã chữa mẹo và uống sữa để nhanh… tiêu. Tuy nhiên, dị vật xương không tiêu mà còn gây khó chịu khiến bệnh nhân phải vào viện khám.
Hoc xuong - khong the chu quan
 Mảnh xương cắm vào thực quản bệnh nhân.

Cách chữa hóc xương cá trong "phút mốt" cực đơn giản mà hiệu quả

Hóc xương cá là một trong những tai nạn thường gặp khi ăn uống. Bạn cần “bỏ túi” cách chữa hóc xương cá nhanh nhất để phòng khi cần thiết và tránh những nguy hiểm, khó chịu.

Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Nếu bị hóc xương cá nhỏ thì việc xử lý cũng không quá khó. Tuy nhiên, với trường hợp bị hóc xương to, sắc nhọn thì sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như thủng mạch máu và thực quản, xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch... Nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Tin mới