Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: ''Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về việc Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp quận có sai phạm trong công tác quản lý, dấu hiệu trục lợi nên đã bị Cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác để xác minh làm rõ là việc làm cần thiết, có căn cứ pháp luật.
Trong vụ việc này, cơ quan thanh tra hoặc cơ quan điều tra có thể vào cuộc xác minh làm rõ tiền hoa hồng ở đây là tiền gì phải được chi trả trên cơ sở nguyên tắc, quy định pháp luật nào. Đối tượng nào có thể được hưởng khoản tiền hoa hồng như thế này, thủ tục, điều kiện để được hưởng hoa hồng được quy định như thế nào.''
BHXH quận Lê Chân |
Luật sư cho rằng, nếu trong trường hợp kết quả điều tra xác minh có căn cứ cho thấy nữ giám đốc bảo hiểm xã hội cấp quận này đã cấu kết với một số đối tượng đối tượng lập khống hồ sơ, lợi dụng, trục lợi hoa hồng, chế độ chính sách để trục lợi cá nhân thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi này có dấu hiệu tội phạm và có thể bị xem xét xử lý về một trong các tội danh liên quan đến tội phạm về chức vụ theo quy định của bộ luật hình sự.
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm: ''Theo Bộ luật hình sự quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau: Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.''
Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật, giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: Có tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên, gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm thì sẽ bị xử lý về tội danh này. Trường hợp hành vi không phải mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại điều 213 bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên thì vẫn có thể xem xét về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Để xử lý Giám đốc bảo hiểm quận trục lợi bảo hiểm về tội danh nào thì cơ quan điều tra cần phải làm rõ hành vi khách quan, làm rõ ý thức chủ quan, làm rõ hậu quả phải làm rõ chức trách nhiệm vụ thẩm quyền của từng cá nhân có liên quan. Trường hợp hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội danh nào thì sẽ xử lý hình sự về tội danh đó theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Video: Bà Rịa- Vũng Tàu: Tìm kiếm 2 nữ sinh viên mất tích bí ẩn
Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp