Ẩn số về nơi đầu tiên Phật giáo được truyền vào Việt Nam

Ẩn số về nơi đầu tiên Phật giáo được truyền vào Việt Nam

Vào thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư từ xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) đã đi cùng các thương gia sang vùng đất phía Đông xa xôi để truyền bá đạo Phật. Ông đã dừng lại tại vùng biển ngày nay là Đồ Sơn...

Xem toàn bộ ảnh
Nằm ở phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chùa Hang Đồ Sơn là một địa có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Nằm ở phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chùa Hang Đồ Sơn là một địa có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Giới nghiên cứu cho rằng, ngôi chùa này chính là địa điểm đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Giới nghiên cứu cho rằng, ngôi chùa này chính là địa điểm đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Theo các sử liệu còn được lưu giữ, vào thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư (dân gian gọi là sư Bần) từ xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) đã đi cùng các thương gia sang vùng đất phía Đông xa xôi để truyền bá đạo Phật.
Theo các sử liệu còn được lưu giữ, vào thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư (dân gian gọi là sư Bần) từ xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) đã đi cùng các thương gia sang vùng đất phía Đông xa xôi để truyền bá đạo Phật.
Ông đã dừng lại tại vùng biển ngày nay là Đồ Sơn rồi chọn một hang đá để cư trú và mở chùa. Đó chính là Cốc Tự cổ, ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi chùa Hang Đồ Sơn.
Ông đã dừng lại tại vùng biển ngày nay là Đồ Sơn rồi chọn một hang đá để cư trú và mở chùa. Đó chính là Cốc Tự cổ, ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi chùa Hang Đồ Sơn.
Sau này nhà sư viên tịch tại chùa Hang và bàn thờ ngài tại chùa được đặt sâu trong hang núi. Chử Đồng Tử chính là là đệ tử chân truyền đầu tiên của Ngài.
Sau này nhà sư viên tịch tại chùa Hang và bàn thờ ngài tại chùa được đặt sâu trong hang núi. Chử Đồng Tử chính là là đệ tử chân truyền đầu tiên của Ngài.
Chùa Hang cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó được coi là những chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta.
Chùa Hang cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó được coi là những chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến đầu thế kỷ 20, chùa Hang gần như bị bỏ hoang. Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, chùa càng trở nên hoang phế do nằm gần gần đồn Tây.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến đầu thế kỷ 20, chùa Hang gần như bị bỏ hoang. Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, chùa càng trở nên hoang phế do nằm gần gần đồn Tây.
Năm 1967, chùa Hang thành nơi đồn trú của một tiểu đoàn công binh. Lòng hang đã được mở rộng để làm kho tàng và phục vụ việc chiến đấu, phòng thủ của dân quân địa phương.
Năm 1967, chùa Hang thành nơi đồn trú của một tiểu đoàn công binh. Lòng hang đã được mở rộng để làm kho tàng và phục vụ việc chiến đấu, phòng thủ của dân quân địa phương.
Ngày nay, chùa Hang Đồ Sơn đã được xây dựng lại khang trang và trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi đến với vùng biển Đồ Sơn.
Ngày nay, chùa Hang Đồ Sơn đã được xây dựng lại khang trang và trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi đến với vùng biển Đồ Sơn.
Công trình trung tâm của chùa là hang đá có chiều cao 3,5 mét rộng 7 mét, lòng hang hình thang xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 mét. Phía cuối hang có bàn thờ Phật.
Công trình trung tâm của chùa là hang đá có chiều cao 3,5 mét rộng 7 mét, lòng hang hình thang xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 mét. Phía cuối hang có bàn thờ Phật.
Lễ hội chùa Hang Đồ Sơn được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 - 6 tết Âm lịch, mang thông điệp mong cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, hạnh phúc.
Lễ hội chùa Hang Đồ Sơn được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 - 6 tết Âm lịch, mang thông điệp mong cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, hạnh phúc.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT