Ăn sữa chua quá hạn, người đàn ông bị nhiễm khuẩn nặng

Sau khi ăn cốc sữa chua hết hạn, anh Lý bị nhiễm khuẩn Listeria, loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong cực cao.

Cách đây vài ngày, anh Lý ở Quảng Đông, Trung Quốc, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng sốt và chóng mặt lặp đi lặp lại. Mới đầu, gia đình tưởng là bị cảm nên chỉ cho uống thuốc thông thường chứ không đi khám.
Sau khi các triệu chứng này kéo dài gần 10 ngày, anh Lý hôn mê và được đưa đến ICU để cấp cứu. Qua quá trình thăm hỏi, bác sĩ phát hiện, hoá ra vì sau Tết ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, anh Lý thấy cốc sữa chua đã quá hạn bèn cố ăn với suy nghĩ sữa chua sẽ giúp tiêu hoá tốt hơn. Không ngờ, chính hành động này lại đẩy anh đến cửa tử cực gần.
Qua các xét nghiệm khác nhau, bác sĩ xác định anh Lý bị nhiễm khuẩn Listeria, loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong cực cao.
An sua chua qua han, nguoi dan ong bi nhiem khuan nang
Ảnh minh hoạ. 
Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết và các bệnh khác, thậm chí gây sẩy thai, thai chết lưu. Người có thể lực kém cần lưu ý đặc biệt chú ý.
Vi khuẩn Listeria có khả năng sống cao và phổ biến trong tự nhiên, có thể được tìm thấy trong môi trường ẩm ướt, đất, nước, thực vật và động vật mục nát. Chúng tồn tại và sinh sôi chậm trong môi trường lạnh từ 0°C đến 4°C, và có thể tồn tại trong một năm ở nhiệt độ -20°C.
Bác sĩ Vương Khải, giám đốc kiêm trưởng khoa Sơ sinh của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu, cho biết nhiều trường hợp anh tiếp nhận là do người mẹ ăn thức ăn trong tủ lạnh bị nhiễm vi khuẩn Listeria trước khi sinh, đứa trẻ sau đó khó thở, toàn thân sưng phù, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có tỷ lệ tử vong gần 100%.
Bác sĩ Vương nhắc nhở rằng tuy tủ lạnh có thể duy trì nhiệt độ thấp trong thời gian dài nhưng cũng là một môi trường kín, một khi thực phẩm hư hỏng thì vi khuẩn rất dễ sinh sôi.
Một cuộc khảo sát trên 9 quốc gia bao gồm Úc, Canada và Hoa Kỳ của Hiệp hội Giám đốc Y tế Toàn cầu cho thấy 46% tủ lạnh gia đình có quá nhiều vi khuẩn, bao gồm Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Trong số đó, vi khuẩn Listeria, vi khuẩn được coi là “sát thủ”, cần phải đặc biệt cảnh giác.
Khuyến cáo mọi người nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, bỏ đi các đồ hư, thối. Để làm sạch tủ lạnh, bạn chỉ cần lau bằng nước sạch, và cố gắng tránh sử dụng chất tẩy rửa để không làm nhiễm bẩn thực phẩm. Sau khi lau sạch và lau khô, dùng cồn 70% lau nhiều lần vách ngăn và vách trong tủ lạnh, ở nồng độ này, vi khuẩn Listeria sẽ bị tiêu diệt trong 5 phút.
Chú ý đến cài đặt nhiệt độ tủ lạnh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị rằng nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh nên được đặt dưới 4°C và nhiệt độ của ngăn đá nên được đặt ở -18°C.
Thực phẩm sống và chín phải được để riêng biệt. Việc tách biệt thực phẩm sống và thực phẩm chín có thể ngăn ngừa lây nhiễm chéo một cách hiệu quả.
Không để đồ quá nhiều trong tủ lạnh và dành đủ không gian để điều hòa không khí lưu thông, điều này có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ngộ độc do Botulinum ra sao?

(VietnamDaily) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Bác sĩ nói gì về ngộ độc Methanol nặng khi uống rượu?

(VietnamDaily) - Sau một ngày uống rượu thịt chó tại phòng trọ với bạn, thanh niên 32 tuổi xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất ý thức do ngộ độc methanol rất nặng.

Thông tin từ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị này hiện đang điều trị cho một nam thanh niên 32 tuổi ở Bắc Ninh, bị ngộ độc methanol rất nặng, tiên lượng rất dè dặt.
Bệnh nhân này được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai ngày 3/11 vừa qua trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, glasgow 7 điểm, huyết áp tụt, chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol.