Xem toàn bộ ảnh
Diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 6/10 tới 26/10/1973, Chiến tranh Yom Kippur hay còn gọi là cuộc chiến tháng 10 hoặc cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ tư là một trong số ít những lần liên quân Ả Rập chiến thắng trước quân đội của nhà nước Do Thái non trẻ. Nguồn ảnh: Flickr. |
Diễn ra tại Bán Đảo Sinai trên Cao nguyên Golan ở Trung Đông. Cuộc chiến này diễn ra bất ngờ và không hề được báo trước với sự dẫn đầu của Ai Cập và Syria dấy quân tấn công Israel. Nguồn ảnh: Flickr. |
Cuộc chiến bắt đầu bất ngờ vào ngày lễ sám hối mang tên Yom Kippur - một ngày lễ rất lớn của người Do Thái, khiến cho phía Israel hoàn toàn bị bất ngờ. Nguồn ảnh: Flickr. |
Phía Ai Cập và Syria đã vượt qua giới tuyến ngưng bắn ở bán Đảo Sinai và Cao nguyên Golan, vốn bị Israel chiếm từ năm 1967 sau cuộc chiến tranh sáu ngày. Nguồn ảnh: Flickr. |
Cuộc tiến công bất ngờ của Ai Cập và Syria đã khiến quân đội Israel không kịp trở tay và buộc phải bỏ kênh đào Suez tháo lui. Nguồn ảnh: Flickr. |
Ngày 26/10/1973, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết, tuyên bố trao trả lại phần lãnh thổ ở Sinai cho phía Ai Cập. Nguồn ảnh: Flickr. |
Xét về mặt chiến lược, Ai Cập đã giành được thắng lợi với việc lấy lại được vùng lãnh thổ của mình. Tuy nhiên về mặt chiến thuật, quân đội Ai Cập vẫn không thể chiến thắng được trước sự tác chiến khôn khéo và mưu mẹo của quân đội Israel. Nguồn ảnh: Flickr. |
Tổng cộng, phía Ai Cập và Syria đã tung vào cuộc chiến này 550.000 quân, trong khi đó lực lượng của Israel là rất mỏng, ban đầu chỉ khoảng 75.000 quân, về sau tổng động viên lên tối đa cũng chỉ 415.000 quân nhưng vẫn chiến đấu gần như ngang ngửa với quân đội Ai Cập trên mọi mặt trận sau khi được tái tổ chức lại. Nguồn ảnh: Flickr. |
Về lâu về dài, quân đội Ai Cập vẫn "thiệt thòi" khi bị Liên Xô cắt giảm rất nhiều viện trợ về mặt quân sự để tránh việc Ai Cập sẽ dấy binh một lần nữa ở Trung Đông mà không hỏi ý kiến của Moscow. Nguồn ảnh: Flickr. |
Lực lượng của quân đội Ai Cập tham gia cuộc chiến tranh Yom Kippur với trang bị hùng hậu chuẩn bị tiến quân đánh vào khu vực kênh đào Suez. Nguồn ảnh: Flickr. |
Trực thăng Mi-8 của quân đội Ai Cập được viện trợ từ Liên Xô bay đầy trời. Nguồn ảnh: Flickr. |
Hậu quả của cuộc chiến tranh với nhiều khu dân cư bị cầy nát bởi hỏa lực hạng nặng do Ai Cập và Syria sử dụng ở khu vực tranh chấp với Israel. Nguồn ảnh: Flickr. |
Xe tăng của quân đội Israel bị bắn cháy trong cuộc chiến bên cạnh khu dân cư đổ nát ở kênh đào Suez. Nguồn ảnh: Flickr. |
Mời độc giả xem Video: Quân đội Ai Cập và Syria vượt kênh đào Suez tiến vào Israel.