Ấn tượng diện mạo mới của Tinh vân Tarantula

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã chụp được một hình ảnh ấn tượng của Tinh vân Tarantula, phản ánh sự phong phú các ngôi sao và phát ánh sáng rực rỡ. Bên ngoài Tinh vân Tarantula, còn có sự xuất hiện của một đối tượng kỳ quái hình con cá ngựa.

Tinh vân Tarantula là một đám mây bụi và khí khổng lồ. Sử dụng Kính viễn vọng khảo sát VLT (VST) tại Đài thiên văn Nam Âu ở Chile, các nhà thiên văn học đã chụp được diện mạo mới đầy mê hoặc của tinh vân.

Tại trung tâm sáng nhất của Tinh vân Tarantula là cụm sao khổng lồ NGC 2070, có lõi nắm giữ một số ngôi sao lớn nhất và sáng nhất mà con người từng quan sát, theo một tuyên bố từ ESO.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Các ngôi sao này nặng gấp 300 lần khối lượng mặt trời đã được tìm thấy trong Tinh vân Tarantula. Trên thực tế, các ngôi sao lớn gấp hai lần Mặt trời cũng đã được các nhà thiên văn học trước đây tìm thấy có trong tinh vân này.

Mời quý vị xem video: Tiểu hành tinh chứa 100 triệu tấn vàng sắp ngang qua Trái Đất - P1

Bên ngoài Tinh vân Tarantula, còn có sự xuất hiện của một đối tượng kỳ quái hình con cá ngựa và đó là một cụm tinh vân kèm sao phức hợp tên là NGC 2074. Cấu trúc này dài khoảng 20 năm ánh sáng - gần gấp năm lần khoảng cách giữa mặt trời tới hệ sao Alpha Centauri, theo tuyên bố từ ESO.

Mãn nhãn ảnh chụp toàn cảnh Trái đất chi tiết nhất

Đây là những bức ảnh chụp Trái đất chi tiết nhất từ trước đến nay. Và cứ 15 phút, hình ảnh này lại được cập nhật một bản mới.

Man nhan anh chup toan canh Trai dat chi tiet nhat
 Bức hình dưới đây được chụp vào lúc 1h07 ngày 5/1, có độ phân giải cao gấp 4 lần bức ảnh độ phân giải cao nhất trước đây. Ảnh: Bức ảnh chụp Trái đất chi tiết nhất từng được công bố (Ảnh: NOAA/NASA).

Đẹp vô cùng chùm ảnh thiên văn ấn tượng vừa công bố

(Kiến Thức) - Kiến Thức giới thiệu tới độc giả những bức ảnh thiên văn ấn tượng mà các nhà khoa học vừa công bố.

Mở đầu cho bộ ảnh thiên văn ấn tượng này là diện mạo của Simeis 147, một sao băng còn sót lại được sinh ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây 40.000 năm trước, nằm cách Trái đất 3000 năm ánh sáng. Bức ảnh do Ron Brecher chụp được từ đài thiên văn SkyShed. Nguồn ảnh: Space.
 Mở đầu cho bộ ảnh thiên văn ấn tượng này là diện mạo của Simeis 147, một sao băng còn sót lại được sinh ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây 40.000 năm trước, nằm cách Trái đất 3000 năm ánh sáng. Bức ảnh do Ron Brecher chụp được từ đài thiên văn SkyShed. Nguồn ảnh: Space.

Tin mới