Ấn tượng hình ảnh trái đất nhìn từ máy bay trinh sát U-2
(Kiến Thức) - Với trần bay tối đa lên tới 27.000 mét, máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Không quân Mỹ có thể đạt tới độ cao tiệm cận vũ trụ, cho phép phi công có thể nhìn thấy cả cực quang ngoài bầu khí quyển.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Dù chỉ sử dụng duy nhất một động cơ, máy bay trinh sát Lockheed U-2, tên hiệu "Dragon Lady" do Tập đoàn Lockheed chế tạo từ năm 1957 vẫn là một trong những loại máy bay có khả năng bay cao nhất hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Theo đó, trần bay của máy bay trinh sát U-2 có thể lên tới trên 85.000 ft tương đương với khoảng 27.000 mét. Tuy nhiên, trần bay của U-2 được các phi công từng lái loại trính sát cơ này cho biết có thể lên tới 30.000 mét tuỳ từng thời điểm. Nguồn ảnh: BI.
U-2 cũng là một trong những loại máy bay có thời gian phục vụ lâu bậc nhất trong lực lượng Không quân Mỹ. Dù đã ra đời từ năm 1957, tới nay các loại máy bay này vẫn chưa được về hưu. Nguồn ảnh: BI.
Ở thời điểm hiện tại, U-2 đã không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của một trinh sát cơ nữa mà nó chỉ có khả năng huấn luyện phi công bay ở độ cao lớn và huấn luyện phi công vũ trụ. Nguồn ảnh: BI.
Được sản xuất trong thời gian từ năm 1955 tới năm 1989, tổng cộng đã có 104 chiếc trinh sát cơ U-2 ra đời với đơn giá của thời điểm những năm 1960 tương đương với 1,2 triệu USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: BI.
Nếu tính theo tỷ giá USD hiện tại, mỗi chiếc U-2 sẽ có giá xuất xưởng tương đương với... 8,5 triệu USD - một cái giá không tưởng cho một máy bay trinh sát chiến lược. Nguồn ảnh: BI.
Đội bay hơn 100 chiếc U-2 của Mỹ sẽ có giá trị tổng cộng tương đương với hơn 800 triệu USD - theo tỷ giá hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Không những từng phục vụ trong Không quân Mỹ, máy bay trinh sát U-2 còn góp mặt trong lực lượng Không quân Hoàng gia Anh trong giai đoạn từ năm 1958 tới năm 1960 và chịu sự kiểm soát của CIA. Trong giai đoạn từ năm 1960 tới năm 1974, U-2 còn xuất hiện trong lực lượng Không quân Đài Loan với mục đích do thám Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Ngày 1/6/1960, chiếc U-2 mang số hiệu 56-6693 của Mỹ đã bị bắn hạ trong không phận Liên Xô. Ban đầu phía Mỹ khẳng định chiếc U-2 này bay lạc và chỉ làm nhiệm vụ thăm dò khí tượng. Tuy nhiên khi phi công U-2 bị phía Liên Xô bắt giữ khai nhận đang thực hiện nhiệm vụ do thám, phía Mỹ đã phải xuống nước và xin trao đổi tình báo Liên Xô lấy phi công này. Nguồn ảnh: BI.
Vụ trao đổi diễn ra tại trạm kiểm soát Charlie nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh ở Berlin - Đức. Đây cũng là vụ trao đổi tù binh đầu tiên được Mỹ và Liên Xô thực hiện một cách chính thức trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, U-2 vẫn còn đang hoạt động trong lực lượng Không quân Mỹ đóng quân tại khu vực Hàn Quốc và California. Nhiều thông tin của phía Mỹ cũng ghi nhận rằng, U-2 đã từng hoạt động trong không phận Việt Nam thời chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Mỹ lo sợ loại máy bay đánh chặn Su-27 của Liên Xô.