Ảnh cực hiếm về phi vụ “nhặt được vàng” MiG-15 của Mỹ
(Kiến Thức) - Khi Mỹ đang đau đầu không biết MiG-15 của Liên Xô được thiết kế như thế nào thì bỗng một ngày đẹp trời, Mỹ nhặt được hẳn 1 chiếc MiG-15 còn nguyên vẹn.
Nhật Vi
Xem toàn bộ ảnh
Trong khi Mỹ còn đang đau đầu vì chiến đấu cơ MiG-15 với ưu thế cực kỳ vượt trội có khả năng áp đảo các chiến đấu cơ Mỹ ở trên không thì Mỹ lại hoàn toàn không biết tí gì về loại phi cơ hiện đại nhất thế giới này. Nguồn ảnh: Flikr.
Giữa lúc Mỹ còn đang loay hoay tìm cách thu thập thông tin tình báo ít ỏi về chiếc MiG-15 thì bỗng vào ngày 21/9/1953, một chiếc tiêm kích MiG-15 của Triều Tiên đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Kimpo, gần thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Flikr.
Viên phi công thực hiện chuyến bay đào thoát khỏi Triều Tiên này khi đó mới chỉ 21 tuổi và mang cấp bậc Trung úy. Càng đặc biệt hơn khi No Kum-sok và là một trong những phi công rất xuất sắc của Không quân Triều Tiên khi đó dù tuổi đời còn khá trẻ. Nguồn ảnh: Flikr.
Toàn bộ kế hoạch đào thoát khỏi Triều Tiên của No Kum-sok được ông nhẩm tính trong... đầu rất tỉ mỉ. Không có bất cứ giấy tờ nào được ông ghi chép lại để tránh vụ việc bị bại lộ. Nguồn ảnh: Flikr.
Theo đó, không chỉ lộ trình chuyến bay mà còn cả nhiên liệu bay cần thiết để tới được căn cứ sân bay Kimpo đều nằm trong kế hoạch của No Kum-sok. Quan trọng nhất là ông phải vượt qua được hệ thống phòng không của cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc để băng qua khu phi quân sự DMZ, tới được sân bay Kimpo. Nguồn ảnh: Flikr.
Ngạc nhiên là sau 17 phút bay lệch đội hình và hướng nhanh về hướng nam, No Kum-sok hoàn toàn không bị phía Không quân Triều Tiên truy đuổi. Khu vực phi quân sự DMZ giữa hai bên cũng không gây bất cứ khó khăn gì và ông chỉ việc bay vọt qua với vận tốc khoảng 1000 km/h. Nguồn ảnh: Flikr.
Ở vận tốc này, chiếc máy bay MiG-15 của No Kum-sok đã gần như cạn sạch nhiên liệu sau khi nó hạ cánh thành công xuống sân bay Kimpo. Điều này cho thấy sự tính toán chi ly của No Kum-sok cho chuyến đào thoát này. Nguồn ảnh: Flikr.
Lúc này, phía Mỹ đang treo giải thưởng 100.000 USD cho mỗi phi công Triều Tiên đào tẩu cùng chiếc phi cơ MiG-15 của mình. Tuy nhiên No Kum-sok lại hoàn toàn không biết điều này và dường như không hề quan tâm tới số tiền thưởng. Nguồn ảnh: Flikr.
Một phần là do No Kum-sok không hiểu rõ giá trị của đồng USD, một phần nguyên do nữa cùng là do No Kum-sok chỉ vô tình sử dụng chiếc MiG-15 như một phương tiện để giúp anh đào thoát. Mục tiêu của No Kum-sok là trốn thoát khỏi Triều Tiên, chứ không phải là 100.000 USD tiền thưởng. Nguồn ảnh: Flikr.
No Kum-sok sau đó đã được gặp lại mẹ mình - người đã di tản xuống Hàn Quốc từ thời chiến tranh. Ông được nhập quốc tịch Mỹ ngay sau đó và chuyển tới Mỹ, trở thành giảng viên đại học và viết sách về cuộc đào thoát kinh ngạc của mình. Nguồn ảnh: Flikr.
Phía Mỹ nhiều lần muốn trao trả chiếc MiG-15 cho Triều Tiên sau khi đã... nghiên cứu chán chê. Tuy nhiên nỗ lực này lại dường như bị bế tắc, kết quả là Mỹ mang chiếc MiG-15 này vào bảo tàng trưng bày còn Triều Tiên thì gần như "không có phát ngôn chính thức nào". Nguồn ảnh: Flikr.
Hiện tại No Kum-sok vẫn đang còn sống và định cư tại Mỹ. Ông xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình, gặp gỡ với nhiều người Triều Tiên vượt biên giống mình và vẫn khẳng định rằng không hề hối hận vì đã phản bội Triều Tiên trong quá khứ. Nguồn ảnh: Flikr.
Mời độc giả xem video: Huyền thoại MiG-15 tiếp tục tung cánh trên bầu trời. Nguồn: Youtube.