Cuộc sống nhộn nhịp ở ga Hà Nội trước đề xuất di dời

Cuộc sống nhộn nhịp ở ga Hà Nội trước đề xuất di dời

(Kiến Thức) - Trước thông tin đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi nội đô, cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra nhộn nhịp với hành khách và những chuyến hàng tấp nập.

Xem toàn bộ ảnh
 Ga Hà Nội trước đây có tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, có địa chỉ tại số 120 Lê Duẩn (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Ga Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ trung tâm cho sự phát triển về mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của Hà Nội. Mỗi ngày, ga vận chuyển hàng ngàn lượt hành khách, hàng hóa từ Bắc vào Nam (và ngược lại).
Ga Hà Nội trước đây có tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, có địa chỉ tại số 120 Lê Duẩn (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Ga Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ trung tâm cho sự phát triển về mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của Hà Nội. Mỗi ngày, ga vận chuyển hàng ngàn lượt hành khách, hàng hóa từ Bắc vào Nam (và ngược lại).
Tuy nhiên, tại hội nghị về an toàn giao thông của TP Hà Nội sáng 8/8, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó giám đốc Công an Hà Nội - kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải di dời tuyến đường sắt và ga Hà Nội ra khỏi nội thành Hà Nội để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên việc đề xuất di dời ga Hà Nội khỏi khu vực nội thành được đưa ra.
Tuy nhiên, tại hội nghị về an toàn giao thông của TP Hà Nội sáng 8/8, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó giám đốc Công an Hà Nội - kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải di dời tuyến đường sắt và ga Hà Nội ra khỏi nội thành Hà Nội để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên việc đề xuất di dời ga Hà Nội khỏi khu vực nội thành được đưa ra.
Thiếu tướng Phạm Xuân Bình cho rằng, hiện Hà Nội có khoảng 10km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm với rất nhiều đường ngang giao cắt. Hệ thống đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm trong khu vực nội thành Hà Nội đang gây ra nhiều xung đột, gia tăng áp lực giao thông. Hơn nữa, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Thiếu tướng Phạm Xuân Bình cho rằng, hiện Hà Nội có khoảng 10km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm với rất nhiều đường ngang giao cắt. Hệ thống đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm trong khu vực nội thành Hà Nội đang gây ra nhiều xung đột, gia tăng áp lực giao thông. Hơn nữa, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - thông tin với báo chí rằng, TNGT đường sắt trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tại những địa phương có nhiều đường ngang tự mở giao cắt với đường sắt. Tai nạn do người dân thiếu ý thức khi tham gia giao thông, coi thường nguy hiểm, tự ý vượt đường sắt khi tàu chạy qua. Nhiều đường ngang do người dân tự mở, thiếu hệ thống cảnh báo nguy hiểm.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - thông tin với báo chí rằng, TNGT đường sắt trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tại những địa phương có nhiều đường ngang tự mở giao cắt với đường sắt. Tai nạn do người dân thiếu ý thức khi tham gia giao thông, coi thường nguy hiểm, tự ý vượt đường sắt khi tàu chạy qua. Nhiều đường ngang do người dân tự mở, thiếu hệ thống cảnh báo nguy hiểm.
Trước đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội, ngành đường sắt Việt Nam bày tỏ quan điểm không muốn di dời. Trả lời báo chí, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, đường sắt có lợi thế lớn là an toàn, đa số các ga đều nằm trong nội đô để đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu đi lại của người dân.
Trước đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội, ngành đường sắt Việt Nam bày tỏ quan điểm không muốn di dời. Trả lời báo chí, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, đường sắt có lợi thế lớn là an toàn, đa số các ga đều nằm trong nội đô để đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện tại, ga Hà Nội đang có rất nhiều cán bộ, công nhân viên và người lao động làm việc. Họ đều không muốn các cơ quan chức năng di chuyển ga đi nơi khác. "Ga Hà Nội đã tồn tại từ lâu, chúng tôi gắn bó với ga cũng nhiều năm rồi, có cả những kỷ niệm vui buồn. Hơn nữa, không chỉ riêng tôi mà người khác cũng thấy rằng, sự tồn tại của ga Hà Nội là một nét đặc trưng của Thủ đô, trong khi việc di chuyển tới ga cũng không quá khó và mất thời gian. Tôi hy vọng các cơ quan chức năng cân nhắc thêm việc di dời ga Hà Nội", một nhân viên ga Hà Nội chia sẻ.
Hiện tại, ga Hà Nội đang có rất nhiều cán bộ, công nhân viên và người lao động làm việc. Họ đều không muốn các cơ quan chức năng di chuyển ga đi nơi khác. "Ga Hà Nội đã tồn tại từ lâu, chúng tôi gắn bó với ga cũng nhiều năm rồi, có cả những kỷ niệm vui buồn. Hơn nữa, không chỉ riêng tôi mà người khác cũng thấy rằng, sự tồn tại của ga Hà Nội là một nét đặc trưng của Thủ đô, trong khi việc di chuyển tới ga cũng không quá khó và mất thời gian. Tôi hy vọng các cơ quan chức năng cân nhắc thêm việc di dời ga Hà Nội", một nhân viên ga Hà Nội chia sẻ.
Những người lao động hàng ngày vẫn hăng say làm việc, vận chuyển hàng hóa lên xuống mỗi chuyến tàu tại ga Hà Nội.
Những người lao động hàng ngày vẫn hăng say làm việc, vận chuyển hàng hóa lên xuống mỗi chuyến tàu tại ga Hà Nội.
Theo đại diện ga Hà Nội, thời điểm tàu đi và về ga nhiều nhất là ban đêm (khoảng 3h-6h sáng). Riêng vào ban ngày, sẽ có những chuyến tàu từ miền Nam về ga Hà Nội. Các chuyến phía Bắc chỉ được về ga vào thứ 7 và chủ nhật.
Theo đại diện ga Hà Nội, thời điểm tàu đi và về ga nhiều nhất là ban đêm (khoảng 3h-6h sáng). Riêng vào ban ngày, sẽ có những chuyến tàu từ miền Nam về ga Hà Nội. Các chuyến phía Bắc chỉ được về ga vào thứ 7 và chủ nhật.
Chăn màn được gấp gọn gàng trên những chiếc giường bên trong phòng VIP của các toa tàu.
Chăn màn được gấp gọn gàng trên những chiếc giường bên trong phòng VIP của các toa tàu.
Đoàn tàu mỗi khi về ga trả khách, sau đó đều được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ bên trong các toa.
Đoàn tàu mỗi khi về ga trả khách, sau đó đều được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ bên trong các toa.
Khu vực quầy bán vé phía Nam tại ga Hà Nội rất đông khách. Trước thông tin đề xuất di dời ga Hà Nội, không khí nơi đây vẫn nhộn nhịp như bình thường.
Khu vực quầy bán vé phía Nam tại ga Hà Nội rất đông khách. Trước thông tin đề xuất di dời ga Hà Nội, không khí nơi đây vẫn nhộn nhịp như bình thường.
Quầy bán vé phía Bắc.
Quầy bán vé phía Bắc.
Bảng kiểm tra thông tin vé điện tử.
Bảng kiểm tra thông tin vé điện tử.
Nhiều hành khách nước ngoài lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển tại ga Hà Nội.
Nhiều hành khách nước ngoài lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển tại ga Hà Nội.
Hành khách từ các tỉnh thành chờ đợi đến lượt mua vé tàu về quê, đi chơi, tham quan.
Hành khách từ các tỉnh thành chờ đợi đến lượt mua vé tàu về quê, đi chơi, tham quan.
Ga Hà Nội nằm ngay điểm giao cắt giữa tuyến đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn (Hà Nội). Tại vị trí này hiếm khi xảy ra tình trạng tắc đường. Mỗi lần di chuyển qua đây, hình ảnh ga Hà Nội đã quá quen thuộc và gần gũi với người dân Hà Nội.
Ga Hà Nội nằm ngay điểm giao cắt giữa tuyến đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn (Hà Nội). Tại vị trí này hiếm khi xảy ra tình trạng tắc đường. Mỗi lần di chuyển qua đây, hình ảnh ga Hà Nội đã quá quen thuộc và gần gũi với người dân Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT