Ảnh đẹp lung linh về “viên ngọc vũ trụ” được NASA chụp lại

Ảnh đẹp lung linh về “viên ngọc vũ trụ” được NASA chụp lại

Vừa qua NASA đã công bố hình ảnh mới nhất về thiên hà xoắn ốc NGC 1385 được mệnh danh là "viên ngọc vũ trụ" chụp bởi kính thiên văn Hubble. 

Xem toàn bộ ảnh
 Thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp có tên là NGC 1385 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17/11/1784 bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel.
Thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp có tên là NGC 1385 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17/11/1784 bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel.
Thiên hà NGC 1385 đặc biệt phát sáng rực rỡ trong không gian sâu thẳm và được ví như một "viên ngọc vũ trụ", nằm trong chòm sao Thiên Lô (Fornax), cách Trái đất khoảng 68 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà NGC 1385 đặc biệt phát sáng rực rỡ trong không gian sâu thẳm và được ví như một "viên ngọc vũ trụ", nằm trong chòm sao Thiên Lô (Fornax), cách Trái đất khoảng 68 triệu năm ánh sáng.
Hình ảnh tuyệt đẹp này được chụp bởi camera trường rộng 3 (WFC3) trên kính viễn vọng không gian Hubble. Màu sắc rõ nét của thiên hà là kết quả từ việc gắn các màu khác nhau cho mỗi hình ảnh đơn sắc.
Hình ảnh tuyệt đẹp này được chụp bởi camera trường rộng 3 (WFC3) trên kính viễn vọng không gian Hubble. Màu sắc rõ nét của thiên hà là kết quả từ việc gắn các màu khác nhau cho mỗi hình ảnh đơn sắc.
Kể từ khi được lắp đặt vào năm 2009, WFC3 trở thành công cụ chính của kính Hubble nhờ độ tin cậy và tính linh hoạt của nó. Sau 12 năm, thiết bị vẫn hoạt động ổn định và không ngừng gửi về Trái đất những quan sát giá trị.
Kể từ khi được lắp đặt vào năm 2009, WFC3 trở thành công cụ chính của kính Hubble nhờ độ tin cậy và tính linh hoạt của nó. Sau 12 năm, thiết bị vẫn hoạt động ổn định và không ngừng gửi về Trái đất những quan sát giá trị.
Trước đây, kính thiên văn Hubble cũng ghi lại nhiều hình ảnh tuyệt đẹp về các thiên hà trong vũ trụ. Đây là hình ảnh của thiên hà UGC 12588 dường như có những đặc điểm khác với nhiều thiên hà xoắn ốc khác.
Trước đây, kính thiên văn Hubble cũng ghi lại nhiều hình ảnh tuyệt đẹp về các thiên hà trong vũ trụ. Đây là hình ảnh của thiên hà UGC 12588 dường như có những đặc điểm khác với nhiều thiên hà xoắn ốc khác.
Kính thiên văn Hubble đã ghi lại hình ảnh thiên hà NGC 2799 (trái) dường như đang tiến về phía thiên hà NGC 2798 (phải). Hai thiên hà có thể sẽ sáp nhập với nhau nhưng quá trình này sẽ kéo dài hàng trăm triệu cho tới hơn 1 tỷ năm.
Kính thiên văn Hubble đã ghi lại hình ảnh thiên hà NGC 2799 (trái) dường như đang tiến về phía thiên hà NGC 2798 (phải). Hai thiên hà có thể sẽ sáp nhập với nhau nhưng quá trình này sẽ kéo dài hàng trăm triệu cho tới hơn 1 tỷ năm.
Cặp thiên hà tương tác này được gọi là Arp 273. Khối lượng của thiên hà lớn hơn khoảng năm lần so với thiên hà nhỏ hơn.
Cặp thiên hà tương tác này được gọi là Arp 273. Khối lượng của thiên hà lớn hơn khoảng năm lần so với thiên hà nhỏ hơn.
Những thiên hà xoắn ốc hợp nhất này là nơi xảy ra ba vụ nổ siêu tân tinh trong vòng 21 năm qua.
Những thiên hà xoắn ốc hợp nhất này là nơi xảy ra ba vụ nổ siêu tân tinh trong vòng 21 năm qua.
Stephan's Quintet là một nhóm nhỏ gồm năm thiên hà trong chòm sao Pegasus.
Stephan's Quintet là một nhóm nhỏ gồm năm thiên hà trong chòm sao Pegasus.
Trước đây chúng ta vẫn nghĩ rằng vũ trụ quan sát được có 100 tỷ thiên hà – con số ước tính được ghi nhận vào năm 1990 dựa trên dữ liệu của Kính thiên văn Hubble.
Trước đây chúng ta vẫn nghĩ rằng vũ trụ quan sát được có 100 tỷ thiên hà – con số ước tính được ghi nhận vào năm 1990 dựa trên dữ liệu của Kính thiên văn Hubble.
Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu cho thấy có thể có từ 1 đến 2 ngàn tỷ thiên hà ngoài vũ trụ, và chúng ta chỉ mới quan sát được một mẩu nhỏ của nó.
Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu cho thấy có thể có từ 1 đến 2 ngàn tỷ thiên hà ngoài vũ trụ, và chúng ta chỉ mới quan sát được một mẩu nhỏ của nó.
Số liệu ước tính mới này là hệ quả quan trọng của các thiên hà đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau của vũ trụ. Tỷ lệ các thiên hà sáp nhập phải cao hơn nhiều so với vài tỷ năm đầu tiên của vũ trụ.
Số liệu ước tính mới này là hệ quả quan trọng của các thiên hà đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau của vũ trụ. Tỷ lệ các thiên hà sáp nhập phải cao hơn nhiều so với vài tỷ năm đầu tiên của vũ trụ.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT