Xem toàn bộ ảnh
Mặc dù không thể giúp phát xít Đức lấy được chiến thắng, thế nhưng Me 262 lại được coi là dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới. Nó được coi là đã mở ra kỷ nguyên của máy bay chiến đấu phản lực. Nguồn ảnh: WHO |
Sau chiến tranh, các nước Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Liên Xô ra sức "xâu xé" phần còn lại của Không quân Đức, trong đó có các máy bay Me-262. Những công nghệ trên Me-262 đã tạo tiền để để Mỹ phát triển thành công tiêm kích phản lực F-86, trong khi Liên Xô là MiG-15. Trong ảnh, một chiếc Me-262 A-la/U3 của Không quân Đức bị lính Mỹ tóm gọn. Nguồn ảnh: WHO |
Sĩ quan quân đồng minh đang kiểm tra một hầm ngầm chứa máy bay chiến đấu Me 262. Nguồn ảnh: WHO |
Còn đây là một chiếc Me 262 bị Anh tóm ở sân bay Lubeck. Ngay bên phải nó là máy bay ném bom Junker Ju-88 - thứ vũ khí từng khiến nước Anh khốn đốn năm 1940-1941. Nguồn ảnh: WHO |
Bức ảnh màu cực hiểm nhân viên kỹ thuật quân Đồng minh đang kiểm tra chiếc máy bay phản lực Me-262V7 seri "130303 tại sân bay sau khi nước Đức chính thức đầu hàng. Nguồn ảnh: WHO |
Một chiếc máy bay Me 262 đã hư hỏng nặng, bị quân đội Mỹ bắt giữ ở Salzburg. Việc nó bị phá hủy được cho là do chính lính Đức thực hiện nhằm tránh để lọt vào tay “kẻ thù”. Nguồn ảnh: WHO |
Một cặp máy bay tiêm kích Me-262A-1a thuộc Phi đoàn ném bom 51 nằm bên lề đường Munich-Salzburg. Nguồn ảnh: WHO |
Phi công thử nghiệm Andrei Kochetkov của Không quân Liên Xô chuẩn bị chuyến bay thử trên máy bay Me 262 thu được của Đức. Nguồn ảnh: WHO |
Me 262 có chiều dài 10,6m, sải cánh 12,51m, cao 3,5m, trọng lượng cất cánh tối đa 7,13 tấn. Trên hai cánh máy bay treo hai động cơ phản lực Junkers Jumo 004B-1 cho phép máy bay đạt tốc độ nhanh nhất thế giới lúc bấy giờ - 870km/h. Nguồn ảnh: WHO |
Chương trình phát triển Me 262 đã được nhen nhóm từ trước chiến tranh thế giới thứ 2, chuyến bay đầu tiên của Me-262 với động cơ phản lực được thực hiện vào ngày 18/7/1942. Nguồn ảnh: WHO |
Tuy nhiên những vấn đề lỗi nghiêm trọng của động cơ phản lực Junker Jumo 004 đã khiến công việc sản xuất chỉ được tiền hành vào năm 1944. Khi đó phát xít Đức đang thất bại trên toàn diện các mặt trận, nước Đức bị oanh tạc liên tục từ quân Đồng minh đã khiến cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh, một chiếc Me 262 A trong căn cứ của Không quân Đức năm 1944. Nguồn ảnh: WHO |
Tiêm kích ban đêm Me 262B-1a/U1 với anten radar Neptun ở đầu mũi và bổ sung thêm một buồng lái thứ 2 để vận hành radar. Nguồn ảnh: WHO |
Các phi công thuộc Sư đoàn tiêm kích 44 (Jagdverband 44) và các tiêm kích Me 262A-1a. Nguồn ảnh: WHO |
Buồng lái "thô sơ" thời bấy giờ của Me 262. Nguồn ảnh: WHO |
Mặc dù bị ném bom liên tục, tuy nhiên người Đức vẫn nỗ lực sản xuất được khoảng 1.400 chiếc Me 262 không chỉ có một phiên bản mà là hàng loạt phiên bản cải tiến khác nhau (15 mẫu cải tiến). Trong ảnh, phiên bản thử nghiệm Me-262 A-1a/U4 lắp pháo BK5 50mm ở đầu mũi có tốc độ bắn 940 phát/phút, cơ số đạn dược 22 viên, bị lính Mỹ bắt trong nhà máy ở Augsburg. Nguồn ảnh: WHO |
Con số 1.400 là rất lớn, có thể giúp người Đức lật ngược thế cờ trên bầu trời. Tuy nhiên, do thiếu nhiên liệu, phi công và cả sân bay, chỉ có chừng 200 chiếc Me 262 tham gia chiến đấu. Tuy có tốc độ cao, khả năng cơ động vượt xa các máy bay tiêm kích Mỹ-Anh nhưng chừng đó là quá ít ỏi để đảo nghịch tình thế vốn đã không thể cứu vãn. Trong ảnh, các máy bay tiêm kích ban đêm Me-262B-1a/U1 với radar Neptun. Nguồn ảnh: WHO |
Khung thân máy bay mang số hiệu Wrknr. 111711 - chiếc Me 262 đầu tiên rơi vào tay quân Đồng minh đang được bay thử nghiệm tháng 3/1945. Chiếc này sau đó gặp một tai nạn vào tháng 8/1946, phi công người Mỹ nhảy dù an toàn. Nguồn ảnh: WHO |
Sĩ quan Mỹ đang kiểm tra một chiếc Me 262A-1a thuộc Phi đoàn 44 bị rơi không rõ lý do. Phi đoàn 44 được coi là đơn vị chiến đấu rất đặc biệt, sở hữu nhiều phi công xuất sắc nhất của Đức trong những tháng cuối CTTG 2. Nguồn ảnh: WHO |
Động cơ Jumo 004 đang được các nhân viên Phòng thí nghiệm nghiên cứu động cơ máy bay Mỹ kiểm tra vào năm 1946. Những chiếc Me 262 đã giúp cho người Mỹ phát triển và hoàn thiện tiêm kích phản lực F-86. Nguồn ảnh: WHO |
Mặc dù không thể nghịch đảo cuộc chiến như kỳ vọng của Hitler, thế nhưng những chiếc Me 262 đã khiến cho Đồng minh mất hơn 150 máy bay cùng hơn 500 phi công. Trong ảnh, máy bay ném bom B-24 Liberator thuộc Liên đoàn ném bom 448 của Không lực Hoa Kỳ bị tên lửa R4M phóng ra từ máy bay Me 262 bắn gãy đôi thân. Chỉ một người trong phi hành đoàn sống sót và bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: WHO |
Tất nhiên, Đồng minh cũng không chịu bó tay ngồi yên, khoảng 100 chiếc Me 262 đã bị các máy bay Đồng minh bắn hạ trong các cuộc không chiến. Chiếc Me 262 đầu tiên bị hạ trong không chiến là vào ngày 5/10/1944 bởi phi công thuộc phi đội 401, Không quân Canada. La-7 là máy bay chiến đấu duy nhất của Liên Xô hạ Me 262 vào ngày 15/2/1945 ở mặt trận phía Đông. Trong ảnh, chiếc Me 262 bị máy bay P-51 của Quân đội Mỹ bắn hạ, hình ảnh ghi lại qua camera của P-51. Nguồn ảnh: WHO |